Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Chuẩn bị đọc

31

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào kiến thức bản thân, trả lời câu hỏi.

Đáp ánarrow-down-icon

Những yếu tố: thời tiết, khí hậu, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ,...

Trải nghiệm cùng văn bản

32

 “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Gợi ýarrow-down-icon

Đọc câu 5, giải thích từ “hoa đất”

Đáp ánarrow-down-icon

Là những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống.

Suy ngẫm và phản hồi - Câu 1

32

Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn và hiểu biết bản thân, tìm đặc điểm của tục ngữ.

Đáp ánarrow-down-icon

Các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên là:

- Nội dung: Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất.

- Hình thức:

+ Câu ngắn gọn, hàm súc, cô đọng.

+ Có nhịp điệu, hình ảnh

+ Có hiệp vần trong các câu.

+ Mang tính đa nghĩa.

Câu 2

32

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Gợi ýarrow-down-icon

Đọc lại các câu tục ngữ và xác định theo yêu cầu.

Đáp ánarrow-down-icon
CâuSố chữSố dòngSố vế
1.411
2.812
3.812
4.612
5.1012

Câu 3

32

Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Gợi ýarrow-down-icon

Đọc và tìm các cặp vần, sau đó nhận xét tác dụng của vần.

Đáp ánarrow-down-icon
CâuCặp vầnLoại vần
2.Lụa – lúaVần sát
3.Lâu – sâuVần cách
4.Lạ - mạVần sát
5.Tư – hưVần sát
6.Bờ - cờVần cách

=> Giúp cho các câu tục ngữ, có vần có nhịp điệu, hòa hòa về âm thanh hơn

Câu 4

32

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và  6 có gì khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5?

Gợi ýarrow-down-icon

Trả lời dựa vào sự quan sát của bản thân.

Đồng thời nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát để từ đó rút ra nhận xét.

Đáp ánarrow-down-icon

Số lượng chữ ở câu tục ngữ số 1 rất ít còn câu tục ngữ số 6 là câu lục bát

Câu 5

32

Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này

Gợi ýarrow-down-icon

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân

Đáp ánarrow-down-icon

Thông điệp: Theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư thì ngược lại.

Câu 6

32

Xác định biện pháp tu từ thường được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Gợi ýarrow-down-icon

Đọc câu tục ngữ số 6, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

Đáp ánarrow-down-icon

- Biện pháp tu từ Nhân hóa: “nép”, “phất cờ”

- Tác dụng: khiến cho câu thơ, hình ảnh thơ trở nên gần gũi, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

Câu 7

32

Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì?  Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.

Gợi ýarrow-down-icon

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Đáp ánarrow-down-icon

Các câu tục ngữ cùng nói về những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Các câu tục ngữ trên giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất