1. Chuẩn bị viết
Đề tài bạn sẽ chọn, như được định hướng từ nhan đề chung của phần Viết, nên là đề tài có thể khơi dậy được thái độ sống tích cực trong hoàn cảnh sống có nhiều thách thức mới hiện nay. Cần bình tâm ngẫm nghĩ về những câu hỏi nảy sinh từ chính cuộc sống của mình, với những điều được gợi mở từ những thông tin mà các phương tiện truyền thông phổ biến vẫn truyền tải hằng ngày.
- Gợi ý một số đề tài có thể chọn đọc: Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn; Thực hành lối sống xanh; Đấu tranh cho bình đẳng giới; Tôn trọng sự khác biệt; Sự cần thiết của việc học ngoại ngữ; Trách nhiệm với lớp người yếu thế trong xã hội; Ý nghĩa của các diễn đàn, câu lạc bộ khởi nghiệp;…
- Khi đã xác định được đề tài, nên tìm cho bài viết một nhan đề phù hợp. Tên bài viết có thể là tên của đề tài và việc diễn đạt tường minh về đề tài sẽ tạo tiền đề để thuận lợi cho bạn triển khai thông suốt hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài.
2. Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Gợi ý một số câu hỏi có thể dùng để tìm ý, huy động các bằng chứng:
- Có thể nhìn nhận vấn đề từ những góc độ và theo các cấp độ nào? Tác giả bài viết tham khảo đã triển khai vấn đề từ các góc nhìn: lịch suwr, xã hội, đạo đức; đã chứng minh vấn đề theo từng cấp độ: cá nhân, quốc gia – dân tộc, nhân loại. Cách triển khai này này cách triển khai của bài viết tham khảo ở Bài 3. Như vậy, việc xác định hệ thống luận điểm trong một bài văn nghị luận tùy thuộc vào vấn đề được bàn có thể nhìn nhận từ những góc độ hay theo cấp độ nào.
- Nên chọn những bằng chứng gì để làm sáng tỏ các luận điểm.
- Những ý kiến sáng giá nào có thể trích dẫn?
- Có thể bàn về vấn đề từ góc nhìn trái chiều như thế nào?
- Việc nhận thức sâu sắc về vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, trước hết là với chính người viết?
Lập dàn ý
Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận, hướng bàn luận và ý nghĩa chung của việc bàn luận về vấn đề. Bạn có thể giới thiệu vấn đề theo cách trực tiếp như bài viết tham khảo ở Bài 3 hoặc theo cách gián tiếp như bài viết tham khảo ở Bài 4 này. Dù theo cách giới thiệu nào thì phần Mở bài không được dài dòng và cần giúp người đọc nắm rõ ngay từ đầu bài viết sẽ bàn luận về vấn đề gì.
Thân bài:
- Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề.
- Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp.
- Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề.
- Nêu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận.
- Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều.
Kết bài: Tóm tắt những luận điểm chính đã trình bày và khẳng định ý nghĩa của vấn đề trên cơ sở thu thập nhiều tư liệu và bằng chứng mới.
3. Viết
- Bám sát dàn ý đã lập để viết, có thể điều chỉnh các nhận xét, đánh giá cho phù hợp với những bằng chứng được đưa ra.
- Mỗi luận điểm cần được triển khai thành một đoạn văn, có câu chủ đề với các ý nhỏ triển khai chủ đề.
- Thường xuyên chú ý mạch lạc và liên kết của bài viết, sử dụng chính xác và đúng chỗ các phương tiện liên kết.
- Việc trích dẫn các ý kiến bàn về vấn đề (nếu có) cần đảm bảo tính trung thực, không cắt xén, có ghi nguồn đầy đủ, chính xác (phần trích dẫn trực tiếp phải được đặt trong ngoặc kép).
- Chú ý sử dụng hình thức đối thoại (với các quan điểm khác) nhằm làm cho vấn đề trở nên nổi bật và sắc nét.
- Có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố tự sự và biểu cảm, nhất là khi đề cập những trải nghiệm của bản thân để làm tăng tình thuyết phục của lập luận.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập đề:
- Bổ sung ý cần thiết hay lược bỏ những ý đi xa vấn đề chính cần bàn luận.
- Kiểm tra tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục; có thể đảo vị trí các đoạn, các câu nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo sự liền mạch, logic của lập luận.
- Triển khai hoàn chỉnh những ý còn sơ sài.
- Thay thế phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung phương tiện liên kết cần thiết, phù hợp.
- Sửa các lỗi chính tả, diễn đạt và trình bày (nếu có).