1 | Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại. | Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. |
Câu chuyện là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian. | Câu chuyện là truyện gốc, cốt chuyện. |
Truyện kể bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. | Chú ý đến truyện kể chính là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào. |
Điểm nhìn được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá. | Điểm nhìn mang tính tâm lí, tư tưởng, gắn liền với vai kể cả người kể chuyện hoặc hoàn cảnh, trải nghiệm của nhân vật. |
Lời người kể chuyện gắn liền với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu người kể chuyện. | Lời người kể chuyện và lời nhân vật có khả năng kết nối, cộng hưởng, giao thoa với nhau tạo nên một số hiện tượng đặc biệt về lời văn: lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm,… |
Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật. |
2 | Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. | Cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ,… |
Yếu tố tượng trưng chỉ một loại hình ảnh, hình tượng mang tính đặc thù. | Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng tạo nên tính chất chất tượng trưng của bài thơ. |
3 | Cấu trúc của văn bản nghị luận: bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,… | Luận đề giúp định hướng các luận điểm, các luận điểm làm rõ từng khía cạnh của vấn đề. |
Các yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận: thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm. | Tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận. |
4 | Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể,… nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. | Truyện thơ có dung lượng lớn, bao quát nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể của đời sống. |
Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác, lưu hành bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết. | Do điều kiện văn hóa, xã hội đặc thù, truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển trong sinh hoạt văn hóa, văn học của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. |
5 | Bi kịch là một thể loại thuộc về kịch, thường diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn hành động cao đẹp với tình thế bi đát không thể đảo ngược. | Bi kịch thường kết thúc bằng cái chết của nhân vật. Trong đó, việc cái đẹp, cái hùng bị thất bại đã đưa đến nỗi đau khổ cùng cực. |
Nhân vật chính trong bi kịch mang khát vọng cao đẹp, có tính cách mạnh mẽ, có khả năng lựa chọn hành động tự do xuất phát từ chính kiến, đức tính của mình, song lựa chọn này xung đột với hoàn cảnh thực tế hoặc gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu. | Nhân vật chính trong bi kịch thường phải trải qua những trạng thái giằng xé, bế tắc, rơi vào những tình huống hết sức nặng nề và có kết thúc bi thảm. |
Xung đột trong bi kịch là những mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu. | Thể hiện qua những thế lục như định mệnh, bản tính tự nhiên, định kiến thời đại, thực tại xã hội,… |
Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch là khi theo dõi hành động bi kịch thì người tiếp nhận bi kịch sau đó sẽ căm ghét cái đê tiện, giả dối, ngưỡng mộ cái cao đẹp,… | Thông qua hiệu ứng thanh lọc của bi kịch, nhân vật mang đến cho người xem những bài học quý báu về cuộc sống. |