Củng cố, mở rộng bài IV

Trang 122

Câu 1

122

     Chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ và thơ trữ tình. Kể tên các bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà bạn biết, ngoài các bài có trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.

Đáp ánarrow-down-icon

* Giống nhau:

- Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn

- Nội dung: truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người viết

 * Khác nhau

Tiêu chí so sánh

Truyện thơ

Thơ trữ tình

Khái niệm

Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu và sự tự do.

Là thể thơ tác giả thường bộc lộ những cảm xúc riêng tư, cá thể, đời sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người về cuộc đời, thời cuộc.

Đặc trưng

- Chủ đề: hạnh phúc đôi lứa của những cặp đôi bất hạnh

- Cốt truyện: từ yêu tha thiết, tình yêu đổ vỡ, khó khăn, thử thách và quay lại với nhau.

- Chủ đề: đa dạng, thường mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm.

- Cốt truyện: không rõ ràng bởi thơ trữ tình thường không kể tình tiết cũng không miêu tả nhân vật cụ thể.

Hình thức

Những câu thơ dài ngắn khác nhau, độ dài khổ thơ cũng tùy thuộc, thường ít đối thơ.

Thơ trữ tình thường theo một thể loại nhất định, có quy luật về vần, nhịp điệu, số từ trong một câu và số câu trong một đoạn.

* Thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà em biết:  Nhớ rừng – Thế Lữ; Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử,…

Câu 2

122

     Tìm đọc thêm các truyện thơ dân gian nổi tiếng được in trong một số sách thuộc loại hợp tuyển, tổng hợp (ví dụ: Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 40 và tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000). Ghi lại phần tóm tắt nội dung các truyện thơ dân gian đã đọc cùng một số câu, đoạn thơ bạn cho là đặc sắc.

Đáp ánarrow-down-icon

* Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

- Tóm tắt nội dung: Truyện nói về nhân vật Lục Vân Tiên – người anh hùng trượng nghĩa, văn võ song toàn đã cứu giúp Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp. Từ đó xây dựng nên câu chuyện tình yêu đầy cảm động giữa hai người.

- Một số câu thơ:

Trước đèn xem truyện Tây minh,
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
 Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.

* Truyện Kiều – Nguyễn Du

- Tóm tắt: Câu chuyện kể về cuộc đời mười lăm năm đoạn trường của Thúy Kiều với ba phần: Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ.

- Một số câu thơ:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca câm.

Câu 3

122

Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.

Đáp ánarrow-down-icon

Dàn ý cho đề bài: Tôn trọng sự khác biệt

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn các dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Sự khác biệt: những cá tính, nét riêng, đặc trưng của một người, một sự vật nào đó mà khi chỉ cần nhắc về đặc điểm đó ta sẽ hình dung ra ngay người, vật ấy.

- Mỗi người, mỗi vật đều có những nét đặc trưng riêng, sự khác biệt riêng, chúng ta cần biết tôn trọng những đặc điểm đó.

b. Thân bài

- Người biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ.

- Từ những quan điểm, góc nhìn của người khác, chúng ta biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm đó làm bài học cho chính bản thân mình, việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người biết tôn trọng người khác, tôn trọng sự khác biệt của người khác để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, sự khác biệt của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… chúng ta không nên học theo những người này bởi đây là lối suy nghĩ chưa đúng đắn.

e. Liên hệ bản thân

Mỗi chúng ta có những sự khác biệt và người khác cũng vậy. Hãy biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình để xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái, con người hòa đồng với nhau hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt.

Câu 4

122

     Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn?

Đáp ánarrow-down-icon

Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, em sẽ nêu yêu cầu sau trước khi cuộc thảo luận diễn ra:

- Mọi người đều cần phải đóng góp ý kiến để bài thảo luận đạt hiệu quả cao nhất

- Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó.

- Nghiêm cấm các hành vi công kích, áp đặt lên quan điểm của nhau. 

- Đóng góp của mọi người đều sẽ được ghi nhận một cách công bằng, văn minh.