Bài tập 1.18
17
Cho các biểu thức:
\(\frac{4}{5} x ;(\sqrt{2}-1) x y ;-3 x y^2 ; \frac{1}{2} x^2 y ; \frac{1}{x} y^3 ;-x y+\sqrt{2} ; \frac{-3}{2} x^2 y ; \frac{\sqrt{x}}{5} \text {. }\)
a) Trong các biểu thức đã cho, biểu thức nào là đơn thức? Biểu thức nào không là đơn thức?
b) Hãy chỉ ra hệ số và phần biến của mỗi đơn thức đã cho.
c) Viết tổng tất cả các đơn thức trên để được một đa thức. Xác định bậc của đa thức đó.
Gợi ý
a) Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc biến, hoặc tích của những số và biến.
b) Trong đơn thức thu gọn:
+) Hệ số là phần số.
+) Phần biến là phần còn lại trong đơn thức (không là phần số)
+) Tổng số mũ của các biến trong đơn thức có hệ số khác 0 là bậc của đơn thức.
c) Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
Đáp án
a) Các đơn thức là: \(\frac{4}{5} x ;(\sqrt{2}-1) x y ;-3 x y^2 ; \frac{1}{2} x^2 y ; \frac{-3}{2} x^2 y\).
b) +Xét đơn thức \(\frac{4}{5} x\) có hệ số là \(\frac{4}{5}\), phần biến là \(x\).
+Xét đơn thức \((\sqrt{2}-1) x y\) có hệ số là \(\sqrt{2}-1\), phần biến \(x y\).
+Xét đơn thức \(-3 x y^2\) có hệ số là \(-3\) , phần biến là \(x y^2\).
+Xét đơn thức \(\frac{1}{2} x^2 y\) có hệ số là \(\frac{1}{2}\), phần biến \(x^2 y\).
+Xét đơn thức \(-\frac{3}{2} x^2 y\) có hệ số là \(-\frac{3}{2}\), phần biến \(x^2 y\).
c) Tổng các đơn thức trên là đa thức:
\(\begin{aligned}\frac{4}{5} x+(\sqrt{2}-1) x y+\left(-3 x y^2\right)+\frac{1}{2} x^2 y+\frac{-3}{2} x^2 y \end{aligned}\)
\(=\frac{4}{5} x+(\sqrt{2}-1) x y-3 x y^2+\left(\frac{1}{2}+\frac{-3}{2}\right) x^2 y\)
\(=\frac{4}{5} x+(\sqrt{2}-1) x y-3 x y^2-x^2 y\)
Bậc của đa thức trên là \(1+2=3\).