Luyện tập chung

Trang 73

Bài 3.34

73

Cho tam giác ABC; M và N lần lượt là trung điểm của hai cạnh AB và AC. Lấy điểm P sao cho N là trung điểm của đoạn thẳng MP.

a) Hỏi tứ giác AMCP là hình gì? Vì sao?

b) Với điều kiện nào của tam giác ABC thì tứ giác AMCP là hình chữ nhật; hình thoi; hình vuông?

Gợi ýarrow-down-icon

a) Dựa vào các dấu hiệu chứng minh AMCP là hình bình hành

b) Sử dụng các dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông suy ra:

Hình bình hành AMCP là hình chữ nhật thì tam giác ABC cân tại C

Hình bình hành AMCP là hình thoi thì tam giác ABC vuông tại C

Hình bình hành AMCP là hình vuông thì tam giác ABC vuông cân tại C

Đáp ánarrow-down-icon

a) Tứ giác \(\mathrm{AMCP}\) có hai đường chéo \(\mathrm{AC}\) và \(\mathrm{MP}\) cắt nhau tại trung điểm \(\mathrm{N}\) của mỗi đường.
Do đó tứ giác AMCP là hình bình hành.
b) Xét \(\triangle \mathrm{MAN}\) và \(\triangle \mathrm{PCN}\) có:
\(\mathrm{AN}=\mathrm{NC}\) (vì \(\mathrm{N}\) là trung điểm của \(\mathrm{AC}\) )
\(\widehat{A N M}=\widehat{C N P}\) (hai góc đối đỉnh)
\(\mathrm{MN}=\mathrm{NP}\) (vì \(\mathrm{N}\) là trung điểm \(\mathrm{MP}\) )
Do đó \(\triangle \mathrm{MAN}=\triangle \mathrm{PCN}\) (c.g.c).
Suy ra \(\widehat{M A N}=\widehat{P C N}\) (hai góc tương ứng).
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên suy ra \(\mathrm{AM} / / \mathrm{CP}\) nên \(\mathrm{BM} / / \mathrm{CP}\).
Mặt khác, \(\triangle \mathrm{MAN}=\triangle \mathrm{PCN}\) suy ra \(\mathrm{AM}=\mathrm{CP}\) (hai cạnh tương ứng)
\(M a ̀\) \(A M=B M\) (vì \(M\) là trung điểm của \(A B\) ) nên \(B M=C P\).
Tứ giác \(\mathrm{BMPC}\) có \(\mathrm{BM} / / \mathrm{CP}\) và \(\mathrm{BM}=\mathrm{CP}\) nên tứ giác \(\mathrm{BMCP}\) là hình bình hành.
• Để hình bình hành AMCP là hình chữ nhật thì \(\mathrm{AC}=\mathrm{MP}\).
Mà \(\mathrm{BC}=\mathrm{MP}\) (vì tứ giác \(\mathrm{BMCP}\) là hình bình hành).
Do đó \(\mathrm{AC}=\mathrm{BC}\) nên tam giác \(\mathrm{ABC}\) là tam giác cân tại \(\mathrm{C}\).
Vây để hình bình hành \(\mathrm{AMCP}\) là hình chữ nhật thì tam giác \(\mathrm{ABC}\) là tam giác cân tại \(C\).
- Để hình bình hành \(\mathrm{AMCP}\) là hình thoi thì \(\mathrm{AM}=\mathrm{CM}\) hay \(A M=C M=B M=\frac{A B}{2}\)

Tam giác \(\mathrm{ABC}\) có \(\mathrm{CM}\) là đường trung tuyến ứng với cạnh \(\mathrm{AB}\) của tam giác \(A B C\).
Mà \(A M=C M=B M=\frac{A B}{2}\)
Khi đó tam giác \(A B C\) vuông tại \(C\).
Vậy để hình bình hành AMCP là hình thoi thì tam giác \(A B C\) vuông tại C.
• Để hình bình hành AMCP là hình vuông thì hình bình hành AMCP là hình chữ nhật có \(\mathrm{AM}=\mathrm{CM}\).
Do đó, tam giác \(\mathrm{ABC}\) cân tại \(\mathrm{C}\) có \(\mathrm{AM}=\mathrm{CM}\).
Khi đó, tam giác \(A B C\) vuông cân tại \(C\).
Vậy để hình bình hành \(\mathrm{AMCP}\) là hình vuông thì tam giác \(\mathrm{ABC}\) vuông cân tai C.

Bài 3.35

73

Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của góc A, B, C, D cắt nhau như trên Hình 3.58. Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật.

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh tứ giác \(\mathrm{EFGH}\) là hình bình hành có \(\widehat{E H G}=90^{\circ} ; \widehat{A G F}=90^{\circ} ; \widehat{\mathrm{HEF}}=90^{\circ}\) nên tứ giác \(\mathrm{EFGH}\) là hình chữ nhật.

Đáp ánarrow-down-icon

Vì tứ giác \(A B C D\) là hình bình hành nên \(A B / / C D\) hay \(A M / / D N\).
Suy ra \(\widehat{M_1}=\widehat{D_2}\) (hai góc so le trong)
Mà \(\widehat{D_1}=\widehat{D_2}\) (vì DM là tia phân giác \(\widehat{A \mathrm{DC}}\) ).
Do đó \(\widehat{M_1}=\widehat{D_1}\) nên tam giác ADM cân tại A.
Chứng minh tương tự, ta có tam giác \(\mathrm{BCN}\) cân tại \(\mathrm{C}\).
Vi \(\widehat{B_1}=\widehat{B_2} ; \widehat{D_1}=\widehat{D_2}\) (vì \(\mathrm{DM}\), BN lần lượt là tia phân giác của \(\widehat{A D C} ; \widehat{A B C}\) ).
Mà \(\widehat{A D C}=\widehat{A B C}\) (vì tứ giác \(A B C D\) là hình bình hành).
Do đó \(\widehat{B_1}=\widehat{B_2}=\widehat{D_1}=\widehat{D_2}\)
Tam giác ADM cân tại \(\mathrm{A}\), tam giác BCN cân tại C.
Mà \(\widehat{B_1}=\widehat{D_2}\) nên \(\widehat{M_1}=\widehat{N_2}\) suy ra \(\widehat{M_1}=\widehat{N_2}\)
Tứ giác BMDN có \(\widehat{B_1}=\widehat{D_2} ; \widehat{M_2}=\widehat{N_1}\) nên tứ giác BMDN là hình bình hành.
Suy ra DM // BN hay HE // GF.
Tam giác \(A D M\) cân tại \(A\) có \(A H\) là đường phân giác nên \(A H\) cũng là đường cao.
Suy ra \(\widehat{A H E}=90^{\circ}\) nên \(\widehat{E H G}=90^{\circ}\)
Mà \(\mathrm{HE} / / \mathrm{GF}\) suy ra \(\widehat{A G F}=90^{\circ}\) (hai góc đồng vị).
Tương tự, ta cũng chứng minh được:
\(\widehat{H E F}=90^{\circ} ; \widehat{G F \mathrm{E}}=90^{\circ}\)
Tứ giác EFGH có \(\widehat{E H G}=90^{\circ} ; \widehat{A G F}=90^{\circ} ; \widehat{\mathrm{HEF}}=90^{\circ}\)
Do đó tứ giác EFGH là hình chữ nhật.

Bài 3.36

73

Một khung tre hình chữ nhật có lắp đinh vít tại bốn đỉnh. Khi khung tre này bị xô lệch (do các đinh vít bị lỏng), các góc không còn vuông nữa thì khung đó là hình gì? Tại sao? Hỏi khi nẹp thêm một đường chéo vào khung đó thì nó còn bị xô lệch không?

 

 

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng tính chất hai đường chéo của hình bình hành.

Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Đáp ánarrow-down-icon

Khi khung tre bị xô lệch, các góc không còn vuông nữa nhưng các cạnh đối vẫn song song với nhau.

Do đó, sau khi khung tre này bị xô lệch thì tứ giác tạo thành là hình bình hành.

Khi nẹp thêm một đường chéo vào khung thì hai đường chéo của hai đỉnh đối diện được giữ cố định nên các đỉnh trong hình trên không bị giữ xô lệch.

Bài 3.37

73

Gọi Ou và Ov lần lượt là hai tia phân giác của hai góc kề bù xOy và x’Oy; A là một điểm khác O trên tia Ox. Gọi B và C là chân đường vuông góc hạ từ A lần lượt xuống đường thẳng chứa Ou và Ov. Hỏi tứ giác OBAC là hình gì? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

Áp dụng tính chất tia phân giác của một góc và định lí tổng các góc trong một tứ giác.

Đáp ánarrow-down-icon

Vì Ou, Ov lần lượt là tia phân giác của \(\widehat{x O y} ; \widehat{x^{\prime} O y}\) nên \(\widehat{O_1}=\widehat{O_2} ; \widehat{O_3}=\widehat{O_4}\)
Mà \(\widehat{x O y}+\widehat{x^{\prime} O y}=180^{\circ}\) (vì \(\widehat{x O y} ; \widehat{x^{\prime} O y}\) là hai góc kề bù).
Hay \(\widehat{O_1}+\widehat{O_2}+\widehat{O_3}+\widehat{O_4}=180^{\circ}\)
Suy ra \(2 \widehat{O_2}+2 \widehat{O_3}=180^{\circ}\)
Do đó \(\widehat{O_2}+\widehat{O_3}=90^{\circ}\) hay \(\widehat{u O v}=90^{\circ}\) suy ra \(\widehat{u O C}=90^{\circ}\) hay \(\widehat{B O C}=90^{\circ}\)

Vì \(\mathrm{B}\) và \(\mathrm{C}\) là chân đường vuông góc hạ từ \(\mathrm{A}\) lần lượt xuống đường thẳng chứa Ou và \(\mathrm{OV}\)
Nên \(\widehat{A B O}=90^{\circ} ; \widehat{A C O}=90^{\circ}\)
Tứ giác OBAC có \(\widehat{A C O}+\widehat{B O C}+\widehat{A B O}+\widehat{B A C}=360^{\circ}\)
\(90^{\circ}+90^{\circ}+90^{\circ}+\widehat{B A C}=360^{\circ}\)
\(270^{\circ}+\widehat{B A C}=360^{\circ}\)
Suy ra \(\widehat{B A C}=360^{\circ}-270^{\circ}=90^{\circ}\)
Xét tứ giác OBAC có \(\widehat{B O C}=90^{\circ} ; \widehat{A B O}=90^{\circ} ; \widehat{A C O}=90^{\circ}\)
Vậy tứ giác OBAC là hình chữ nhật.

Bài 3.38

73

Cho hình vuông ABCD. Lấy một điểm E trên cạnh CD. Tia phân giác của góc DAE cắt cạnh DC tại M. Đường thẳng qua M vuông góc với AE cắt BC tại N.

Chứng minh DM + BN = MN.

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh: MD = MP; ∆ADM = ∆APM (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra MD = MP (hai cạnh tương ứng).

Ta có MP + PN = MN mà MD = MP

Do đó DM + BN = MN.

Đáp ánarrow-down-icon

Vì \(A B C D\) là hình vuông nên \(\widehat{D}=90^{\circ}\)
Đường thẳng qua \(\mathrm{M}\) vuông góc với \(\mathrm{AE}\) cắt \(\mathrm{BC}\) tại \(\mathrm{N}\) nên \(\widehat{A P M}=90^{\circ}\)
Do đó \(\widehat{D}=\widehat{A P M}=90^{\circ}\)
Xét \(\triangle \mathrm{ADM}\) và \(\triangle \mathrm{APM}\) có:
\(\widehat{D}=\widehat{A P M}=90^{\circ}\) (chứng minh trên)
Cạnh AM chung
\(\widehat{M A D}=\widehat{M A P}(\) vì AM là tia phân giác của \(\widehat{D A P})\).
Do đó \(\triangle A D M=\triangle A P M\) (cạnh huyền - góc nhọn).
Suy ra MD = MP (hai cạnh tương ứng).
Ta có \(\mathrm{MP}+\mathrm{PN}=\mathrm{MN}\) mà \(\mathrm{MD}=\mathrm{MP}\) (chứng minh trên)
Do đó \(\mathrm{DM}+\mathrm{BN}=\mathrm{MN}\).