Luyện tập chung

Trang 108

Câu hỏi 9.32

109

Cho tam giác ABC vuông tại A và có đường cao AH. Biết rằng BH = 16 cm, CH = 9 cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng AH.

b) Tính độ dài các đoạn thẳng AB và AC.    

Bài 9.32 trang 109 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

a) Có \(\mathrm{BC}=\mathrm{BH}+\mathrm{CH}=16+9=25(\mathrm{~cm})\).

Xét tam giác \(A B C\) vuông tại \(A\) có: \(A B^2+A C^2=B C^2\) (định lý Pythagore).
Xét tam giác \(\mathrm{AHC}\) vuông tại \(\mathrm{H}\) có: \(\mathrm{AC}^2=\mathrm{AH}^2+\mathrm{CH}^2\) (định lý Pythagore).
Suy ra \(\mathrm{AH}^2=\mathrm{AC}^2-\mathrm{CH}^2\) (1).
Xét tam giác AHB vuông tại \(\mathrm{H}\) có: \(\mathrm{AH}^2+\mathrm{BH}^2=\mathrm{AB}^2\) (định lý Pythagore).
Suy ra \(\mathrm{AH}^2=\mathrm{AB}^2-\mathrm{BH}^2(2)\).
Xét (1) + (2), có:
\(\begin{aligned}& 2 \mathrm{AH}^2=\mathrm{AC}^2-\mathrm{CH}^2+\mathrm{AB}^2-\mathrm{BH}^2 \\& 2 \mathrm{AH}^2=\mathrm{BC}^2-\mathrm{CH}^2-\mathrm{BH}^2 \quad\left(\text { vil } \mathrm{AB}^2+\mathrm{AC}^2=\mathrm{BC}^2\right) \\& 2 \mathrm{AH}^2=25^2-9^2-16^2 \\& 2 \mathrm{AH}^2=288 \\& \mathrm{AH}^2=144\end{aligned}\)

Suy ra \(\mathrm{AH}=12(\mathrm{~cm})\).
b) Có \(\mathrm{AC}^2=\mathrm{AH}^2+\mathrm{CH}^2=12^2+9^2=225\).

Suy ra \(\mathrm{AC}=15(\mathrm{~cm})\).
\(\text { Có } A B^2=A H^2+B H^2=12^2+16^2=400 \text {. }\)

Suy ra \(A B=20(\mathrm{~cm})\).

Câu hỏi 9.33

109

Cho tam giác ABC có AB = 6 cm, AC = 8 cm, BC = 10 cm. Cho điểm M nằm trên cạnh BC sao cho BM = 4 cm. Vẽ đường thẳng MN vuông góc với AC tại N và đường thẳng MP vuông góc với AB tại P.

a) Chứng minh rằng ΔBMP ∽ ΔMCN. 

b) Tính độ dài đoạn thẳng AM.

Bài 9.33 trang 109 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

a) Vì \(B M=4 \mathrm{~cm} ; B C=10 \mathrm{~cm}\) nên \(M C=6 \mathrm{~cm}\).

Ta thấy \(6^2+8^2=10^2=100\) hay \(\mathrm{AB}^2+\mathrm{AC}^2=\mathrm{BC}^2\) nên tam giác \(\mathrm{ABC}\) vuông tại \(\mathrm{A}\).
Lại có \(M N / / A B\) (cùng vuông góc với \(A C\) ) và \(M P / / A C\) (cùng vuông góc với \(A B\) ).
Tam giác BMP vuông tại \(\mathrm{P}\) và tam giác \(\mathrm{MCN}\) vuông tại \(\mathrm{N}\) có \(\widehat{B M P}=\widehat{M C N}\) (MP // \(\mathrm{AC}\) và hai góc ở vị trí đồng vị) nên \(\triangle \mathrm{BMP} \sim \Delta \mathrm{MCN}\).
b) Tam giác BMP vuông tại P và tam giác BCA vuông tại A có góc B chung nên
\(\triangle \mathrm{BMP} \sim \triangle \mathrm{BCA}\).
Suy ra \(\frac{B P}{A B}=\frac{M P}{A C}=\frac{B M}{B C}=\frac{4}{10}=\frac{2}{5}\)
Do đó, \(B P=\frac{2 A B}{5}=\frac{2 \cdot 6}{5}=\frac{12}{5} \mathrm{~cm} ; M P=\frac{2 C A}{5}=\frac{2 \cdot 8}{5}=\frac{16}{5} \mathrm{~cm}\).
Suy ra \(A P=A B-B P=6-\frac{12}{5}=\frac{18}{5} \mathrm{~cm}\).
Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác vuông APM:
\(\mathrm{AM}^2=\mathrm{AP}^2+\mathrm{MP}^2=\frac{580}{25} \Rightarrow A M=2 \sqrt{\frac{29}{5}} \mathrm{~cm}\)

Câu hỏi 9.34

109

Trong Hình 9.72, cho AH, HE, HF lần lượt là các đường cao của các tam giác ABC, AHB, AHC. Chứng minh rằng:

a) ΔAEH ∽ ΔAHB;

b) ΔAFH ∽ ΔAHC; 

c) ΔAFE ∽ ΔABC.

Bài 9.34 trang 109 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

a) Xét hai tam giác AEH (vuông tại E) và tam giác AHB (vuông tại H) có góc BAH chung.

Suy ra \(\triangle \mathrm{AEH} \sim \triangle \mathrm{AHB}\).
b) Xét hai tam giác AFH (vuông tại F) và tam giác AHC (vuông tại H) có góc CAH chung.

Suy ra \(\triangle \mathrm{AFH} \sim \triangle \mathrm{AHC}\).
c) Vì \(\triangle \mathrm{AEH} \sim \triangle \mathrm{AHB}\) nên \(\frac{A E}{A H}=\frac{A H}{A B} \Rightarrow A E=\frac{A H^2}{A B}\).

Vì \(\triangle \mathrm{AFH} \backsim \triangle \mathrm{AHC}\) nên \(\frac{A F}{A H}=\frac{A H}{A C} \Rightarrow A F=\frac{A H^2}{A C}\).
Từ (1) và (2) suy ra \(\mathrm{AE} . \mathrm{AB}=\mathrm{AF}\)\(\mathrm{AC}\) hay \(\frac{A F}{A B}=\frac{A E}{A C}\).
Tam giác AFE và tam giác \(A B C\) có \(\widehat{B A C}\) chung; \(\frac{A F}{A B}=\frac{A E}{A C}\).
Do đó, \(\triangle A F E \backsim \triangle A B C\) (c.g.c).

Câu hỏi 9.35

109

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Cho M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Chứng minh ΔHBM∽ ΔHAN.

 

Đáp ánarrow-down-icon
Bài 9.35 trang 109 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Ta có: \(\widehat{H B A}=\widehat{C B A}=90^{\circ}-\widehat{A C B}=\widehat{H A C}\) (tam giác \(\mathrm{ABC}\) vuông tại A và tam giác HAC vuông tại \(\mathrm{H}\) ).
Xét hai tam giác HBA vuông tại \(\mathrm{H}\) và tam giác HAC vuông tại \(\mathrm{H}\) có \(\widehat{H B A}=\widehat{H A C}\) (chứng minh trên) nên \(\triangle \mathrm{HBA} \backsim \triangle \mathrm{HAC}\).
Suy ra \(\frac{H B}{H A}=\frac{B A}{A C}=\frac{2 B M}{2 A N}=\frac{B M}{A N}\) (Vì \(\mathrm{M}, \mathrm{N}\) là trung điếm của \(\mathrm{AB}\) và \(\mathrm{AC}\) ).
Xét tam giác HBM và tam giác HAN có
\(\frac{B M}{A N}=\frac{H B}{H A}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{H B A}=\widehat{H A C}\) hay \(\widehat{H B M}=\widehat{H A N}\)
Do đó \(\triangle \mathrm{HBM} \backsim \triangle \mathrm{HAN}\) (c.g.c).

Câu hỏi 9.36

109

Vào gần buổi trưa, khi bóng bạn An dài 60 cm thì bóng cột cờ dài 3 m.

a) Biết rằng bạn An cao 1,4 m. Hỏi cột cờ cao bao nhiêu mét?

b) Vào buổi chiều khi bóng bạn An dài 3 m, hỏi bóng cột cờ dài bao nhiêu mét? 

Đáp ánarrow-down-icon

Bài 9.36 trang 109 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

a) Ta có 60 cm = 0,6 m.

Do tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là cột cờ và bóng của cột cờ đồng dạng với tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là An và bóng của An (vì góc tạo bởi cạnh huyền với mỗi chiếc bóng trong mỗi tam giác là góc tạo bởi tia nắng với chiếc bóng và chúng xem như bằng nhau do mặt trời ở rất xa). Vì vậy nếu gọi h là chiều cao cột cờ ta có:

\(\frac{h}{1,4}=\frac{3}{0,6} \Rightarrow h=\frac{3 \cdot 1,4}{0,6}=7(\mathrm{~m})\)

Vậy cột cờ cao 7 m.
b) Gọi k là chiều dài của bóng cột cờ vào lúc chiều, ta có:
\(\frac{h}{1,4}=\frac{k}{3} \Rightarrow k=\frac{3 h}{1,4}=\frac{3 \cdot 7}{1,4}=15(\mathrm{~m}) \text {. }\)

Vậy bóng cột cờ vào buối chiều dài \(15 \mathrm{~m}\).