Bài tập cuối chương X

Trang 123

Câu hỏi 10.15

123

Trung đoạn của hình chóp tam giác đều trong Hình 10.34 là:

A. SB.

B. SH.

C. SI.

D. HI.

Bài 10.15 trang 123 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Đáp án đúng là C

Trung đoạn là SI.

Câu hỏi 10.16

123

Đáy của hình chóp tứ giác đều là:

A. Hình vuông.

B. Hình bình hành.

C. Hình thoi.

D. Hình chữ nhật.

Đáp ánarrow-down-icon

Đáp án đúng là A

Đáy của hình chóp tứ giác đều là hình vuông.

Câu hỏi 10.17

123

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng:

A. Tích của nửa chu vi đáy và chiều cao của hình chóp.

B. Tích của nửa chu vi đáy và trung đoạn.

C. Tích của chu vi đáy và trung đoạn.

D. Tổng của chu vi đáy và trung đoạn.

Đáp ánarrow-down-icon

Đáp án đúng là B

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng tích của nửa chu vi đáy và trung đoạn.

Câu hỏi 10.18

123

Một hình chóp tam giác có chiều cao h, thế tích V. Diện tích đáy S là:
A. \(S=\frac{h}{V}\).
B. \(S=\frac{V}{h}\).
C. \(S=\frac{3 V}{h}\).
D. \(S=\frac{3 h}{V}\).

Đáp ánarrow-down-icon

Đáp án đúng là C
Ta có: \(V=\frac{1}{3} S \cdot h \Rightarrow S=\frac{3 V}{h}\).

Câu hỏi 10.19

123

Gọi tên đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, đường cao và một trung đoạn của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều trong Hình 10.35.

Bài 10.19 trang 123 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Hình chóp tam giác đều S.DEF

– Đỉnh: S.

– Cạnh bên: SD, SE, SF.

– Cạnh đáy: DE, DF, EF.

– Đường cao: SO.

– Một trung đoạn: SH.

Hình chóp tứ giác đều S.ABCD

– Đỉnh: S.

– Cạnh bên: SA, SB, SC, SD.

– Cạnh đáy: AB, BC, CD, AD.

– Đường cao: SI.

– Một trung đoạn: SH.

Câu hỏi 10.20

123

Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều trong Hình 10.36.

Bài 10.20 trang 123 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

a) Nửa chu vi của tam giác ABC là: \((12+12+12): 2=18\) (đvđd).

Ta có \(\mathrm{BH}=\mathrm{HA}=\frac{A B}{2}=\frac{12}{2}=6\) (đvđd).
Xét tam giác HBD vuông tại H, theo định lí Pythagore suy ra:
\(H D^2=B D^2-\mathrm{BH}^2=8^2-6^2=28 \text {. }\)

Suy ra HD \(=\sqrt{28}\) (đvđd).
Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều là
\(\mathrm{S}_{\mathrm{xq}}=\mathrm{p} \cdot \mathrm{d}=18 \cdot \sqrt{28}=18 \sqrt{28}\) (đvdt).
b) Nữaa chu vi hình vuông ABCD là: (10 . 4): 2 = 20 (đ̛vđd).

Ta có \(\mathrm{CH}=\mathrm{HD}=\frac{C D}{2}=\frac{10}{2}=5\) (đvđd).
Xét tam giác SHD vuông tại H, theo định lí Pythagore suy ra:
\(S H^2=S D^2-H D^2=12^2-5^2=119 \text {. }\)

Suy ra SH \(=\sqrt{119}\) (đマđd).
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là
\(S_{x q}=p \cdot d=20 \cdot \sqrt{119}=20 \sqrt{119} \text { (đvdt). }\)

Câu hỏi 10.21

124

Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều, biết chiều cao bằng 9 cm và chu vi đáy bằng 12 cm.

Đáp ánarrow-down-icon

Chu vi đáy của hình chóp tứ giác đều bằng \(12 \mathrm{~cm}\) nên cạnh của đáy là: \(12: 4=3\) (cm) (vì đáy của hình chóp tứ giác đều là hình vuông).

Diện tích đáy là: \(\mathrm{S}=3 \cdot 3=9\left(\mathrm{~cm}^2\right)\).
Thế tích hình chóp là:
\(V=\frac{1}{3} \mathrm{~S} \cdot \mathrm{h}=\frac{1}{3} \cdot 9 \cdot 9=27\left(\mathrm{~cm}^3\right) .\)

Câu hỏi 10.22

124

Từ một khúc gỗ hình lập phương cạnh 30 cm (H.10.37), người ta cắt đi một phần gỗ để được phần còn lại là một hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông cạnh 30 cm và chiều cao của hình chóp cũng bằng 30 cm. Tính thể tích của phần gỗ bị cắt đi.

Bài 10.22 trang 124 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Diện tích mặt đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD là: \(S=30.30=900\left(\mathrm{~cm}^2\right)\).
Thế tích hình chóp tứ giác đều S.ABCD là:
\(\mathrm{V}_{\mathrm{hc}}=\frac{1}{3} \mathrm{~S} . \mathrm{h}=\frac{1}{3} \cdot 900 \cdot 30=9000\left(\mathrm{~cm}^3\right) .\)

Thế tích hình lập phương là \(V=30.30\)\(30=27000\left(\mathrm{~cm}^3\right)\).
Vậy thế tích phần gổ bị cắt đi là:
\(V_c=V-V_{h c}=27000-9000=18000\left(\mathrm{~cm}^3\right) \text {. }\)

Câu hỏi 10.23

124

Một khối gỗ gồm đế là hình lập phương cạnh 9 cm và phần trên là một hình chóp tứ giác đều (H.10.38). Tính thể tích khối gỗ.

Bài 10.23 trang 124 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Có chiều cao của cả khối gỗ là \(19 \mathrm{~cm}\), cạnh của hình lập phương là \(9 \mathrm{~cm}\).
Suy ra chiều cao của hình chóp tứ giác đều là: 19 - 9 = 10 (cm).
Diện tích mặt đáy của hình chóp tứ giác đều là: \(S=9.9=81\left(\mathrm{~cm}^2\right)\).
Thể tích hình chóp tứ giác đều là:
\(V_{h c}=\frac{1}{3} S \cdot h=\frac{1}{3} \cdot 81 \cdot 10=270\left(\mathrm{~cm}^3\right) \text {. }\)

Thế tích hình lập phương là: \(\mathrm{V}_{\mathrm{hlp}}=9\). 9 . \(9=729\left(\mathrm{~cm}^3\right)\).
Vậy thể tích của khối gỗ là: \(\mathrm{V}=\mathrm{V}_{\mathrm{hc}}+\mathrm{V}_{\mathrm{hlp}}=270+729=999\left(\mathrm{~cm}^3\right)\).

Câu hỏi 10.24

124

Bạn Trang cắt miếng bìa hình tam giác đều cạnh dài 20 cm (H.10.39) và gấp lại theo các dòng kẻ (nét đứt) để được hình chóp tam giác đều. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều tạo thành. Cho biết √75≈8,66.

Bài 10.24 trang 124 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Các mặt bên của hình chóp là tam giác giác đều cạnh bằng \(20: 2=10 \mathrm{~cm}\).
Khi đó đường cao trong một mặt tam giác hay chính là trung đoạn của hình chóp tam giác đều được tạo thành bả̀ng \(\sqrt{10^2-5^2}=\sqrt{75} \approx 8,66 \mathrm{~cm}\) (áp dụng định lí Pythagore).

Phần giới hạn bởi các nét đứt tạo thành mặt đáy của hình chóp tam giác đều có cạnh bằng \(10 \mathrm{~cm}\) nên nửa chu vi mặt đáy là: \(\frac{1}{2}(10+10+10)=15(\mathrm{~cm})\).

Vậy diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều tạo thành là:
\(S_{x q}=p \cdot d \approx 15 \cdot 8,66=129,9\left(\mathrm{~cm}^2\right)\)