a) Số người ở quận C tham gia khảo sát là 52+49=101 (người).
Do đó, có 101 kết quả có thế của hành động chọn ngẵu nhiên một người ở quận C.
Có 13 + 13 = 26 người thích bộ phim đó nên có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Vậy xác suất của biến cố A được ước lượng là 26101≈0,257
b) Số người ở quận E tham gia kháo sát là 40 + 39=79 (người).
Có 7 +4 = 11 người thích bộ phim.
Suy ra có 79 - 11 = 68 người không thích bộ phim nên có 68 kết quả thuận lợi cho biến cố B.
Vậy xác suất của biến cố B được ước lượng là 6879≈0,861
c) Gọi C là biến cố: "Người được chọn thích bộ phim mới".
Số người ở thành phố X tham gia khảo sát là 201+214=415 người, trong đó có 48+44=92 người thích bộ phim mới.
Ước lượng xác suất của biến cố C là 92415. Do đó, P(C)≈92415
Gọi k là số người thích bộ phim mới trong 600 người được chọn ngẫu nhiên ở thành phố X. Ta có P(C)≈k600. Suy ra k600≈92415 hay k≈600.92415≈133,012
Vậy trong 600 người ở thành phố X, ta ước lượng có khoảng 133 người thích bộ phim mới.
d) Gọi D là biến cố: "Người nữ được chọn thích bộ phim mới".
Số người nữ ở thành phố X tham gia khảo sát là 214 người, trong đó có 44 người thích bộ phim mới.
Xác suất của biến cố D được ước lượng là: 44214=22107. Do đó, P(D)≈22107
Gọi h là số người thích bộ phim mới trong 500 người nữ được chọn ngã̃u nhiên ở thành phố x. Ta có P(D)≈h500. Suy ra h500≈22107 hay h≈500.22107≈102,804
Vậy trong 500 người nữ ở thành phố X, ta ước lượng có khoảng 103 người nữ thích bộ phim mới.