Bài tập cuối chương III

Trang 74

Bài 3.39

74

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Không có tứ giác nào mà không có góc tù.

B. Nếu tứ giác có ba góc nhọn thì góc còn lại là góc tù.

C. Nếu tứ giác có hai góc tù thì góc còn lại phải nhọn.

D. Không có tứ giác nào có ba góc tù.

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^{\circ}\) và lấy các ví dụ cụ thể trong từng trường hợp để tìm ra khẳng định đúng.

Đáp ánarrow-down-icon

* Khẳng định \(\mathrm{A}\) sai vì có xảy ra trường hợp tứ giác mà không có góc tù.

Chẳng hạn như hình chữ nhật có bốn góc vuông, tức là hình chữ nhật không có góc tù.
* Khẳng định \(\mathrm{B}\).
Tứ giác có ba góc nhọn thì tổng số đo của ba góc bé hơn: \(90^{\circ} \cdot 3=\) \(270^{\circ}\).
Khi đó, góc còn lại sẽ lớn hơn: \(360^{\circ}-270^{\circ}=90^{\circ}\).
Do đó, góc còn lại là góc tù nên khẳng định \(\mathrm{B}\) đúng.
* Khẳng định C sai vì có thể xảy ra trường hợp tứ giác có hai góc tù, một góc vuông và một góc nhọn.

Ví dụ: Tứ giác \(A B C D\) có \(\widehat{A}=100^{\circ} ; \widehat{B}=100^{\circ} ; \widehat{C}=90^{\circ} ; \widehat{D}=70^{\circ}\)
* Khẳng định \(\mathrm{D}\) sai vì có thể xảy ra trường hợp tứ giác có ba góc tù.
Vậy khẳng định \(\mathrm{B}\) là đúng.

Bài 3.40

74

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình bình hành.

b) Tứ giác có hai cặp cạnh bằng nhau là hình bình hành.

c) Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

d) Tứ giác có ba cạnh bằng nhau là hình thoi.

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng định nghĩa của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi để tìm ra các khẳng định đúng, khằng định sai.

Đáp ánarrow-down-icon

Khẳng định a) sai vì tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì chưa chắc tứ giác đó là hình bình hành.

Khẳng định b) sai vì tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành, còn tứ giác có hai cặp cạnh bằng nhau thì chưa khẳng định được là hình bình hành.
Khẳng định c) đúng.
Tứ giác có ba góc vuông thì số đo của góc còn lại là:
\(360^{\circ}-90^{\circ} \cdot 3=90^{\circ}\).
Khi đó, số đo của góc còn lại cũng là góc vuông.
Do đó, tứ giác đã cho có bốn góc vuông nên tứ giác đó là hình chữ nhật.

Khẳng định d) sai vì tứ giác có bốn cạnh bằng nhau mới là hình thoi.
Vậy khẳng định b) đúng; các khẳng định a), b), d) sai.

Bài 3.41

74

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình chữ nhật.

b) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

c) Tứ giác có hai cạnh song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

d) Tứ giác có hai cạnh song song và hai cạnh còn lại bằng nhau là hình bình hành.

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng các dấu hiệu nhận biết của các hình đã học

 

Đáp ánarrow-down-icon

a) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Nên tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình chữ nhật.

Do đó khẳng định a) đúng.

b) Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.

Nên tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

Do đó khẳng định b) là đúng.

c) Tứ giác có hai cạnh song song là hình thang.

Hình thang có và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Nên tứ giác có hai cạnh song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Do đó khẳng định c) đúng.

d) Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành.

Do đó khẳng định d) sai.

Vậy các khẳng định a), b), c) đúng; khẳng định d) sai.

Bài 3.42

74

Chứng minh rằng nếu tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và một cặp cạnh đối bằng nhau thì tứ giác đó là một hình thang cân

Gợi ýarrow-down-icon

Giả sử tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau AC = BD và AD  = BC. Chứng minh ABCD là hình thang mà AC = BD nên ABCD là hình thang cân.

Đáp ánarrow-down-icon

Gọi O là giao điếm của \(A C\) và \(B D\).
Xét \(\triangle A B C\) và \(\triangle B A D\) có:
\(\mathrm{AD}=\mathrm{BC}\) (giả thiết)
\(\mathrm{AC}=\mathrm{BD}\) (giả thiết)
Cạnh AB chung
Do đó \(\triangle \mathrm{ABC}=\triangle \mathrm{BAD}\) (c.c.c)
Suy ra \(\widehat{A D B}=\widehat{A C B}\) (hai góc tương ứng).
Xét \(\triangle A C D\) và \(\triangle B D C\) có:
\(\mathrm{AD}=\mathrm{BC}\) (giả thiết)
\(\mathrm{AC}=\mathrm{BD}\) (giả thiết)
Cạnh CD chung
Do đó \(\triangle \mathrm{ADC}=\triangle \mathrm{BCD}\) (c.c.c)
Suy ra \(\widehat{D A C}=\widehat{C B D}\) (hai góc tương ứng).
Xét \(\triangle O A D\) và \(\triangle O B C\) có:
\(\widehat{A D B}=\widehat{A C B}\) (chứng minh trên)
\(\mathrm{AD}=\mathrm{BC}\) (giả thiết)
\(\widehat{D A C}=\widehat{C B D}\) (chứng minh trên)
Do đó \(\triangle O A D=\triangle O B C\) (g.c.g).
Suy ra \(O A=O B ; O C=O D\) (các cặp cạnh tương ứng).
Khi đó, các tam giác \(\mathrm{OAB}, \mathrm{OCD}\) là tam giác cân tại \(\mathrm{O}\) |
Suy ra \(\widehat{O A B}=\widehat{O B A} ; \widehat{O C D}=\widehat{O D C}\)
Xét \(\triangle O A B\) và \(\triangle O C D\) cân tại \(O\) có:
\(\widehat{A O B}=\widehat{C O D}\) (hai góc đổi đỉnh)
\(\widehat{O A B}=\widehat{O B A} ; \widehat{O C D}=\widehat{O D C}\)
\(\widehat{O A B}+\widehat{O B A}+\widehat{A O B}=\widehat{O C D}+\widehat{O D C}+\widehat{C O D}=180^{\circ}\)
\(\widehat{O A B}+\widehat{O B A}=\widehat{O C D}+\widehat{O D C}\)
\(2 \widehat{O A B}=2 \widehat{O C D}\)
Suy ra \(\widehat{O A B}=\widehat{O C D}\) mà hai góc này ở vị trí so le trong.
Do đó \(A B / / C D\).
Tứ giác \(A B C D\) có \(A B / / C D\) nên \(A B C D\) là hình thang.
Hình thang \(A B C D\) có hai đường chéo \(A C=B D\).
Do đó tứ giác \(A B C D\) là hình thang cân.
Vậy nểu tứ giấc có hai đường chéo bă̊ng nhau và một cặp cạnh đổi bắng nhau thì tứ giác đó là một hình thang cân.

Bài 3.43

74

Cho hình bình hành ABCD. Lấy điểm P trên tia AB sao cho AP = 2 AB.

a) Tứ giác BPCD có phải là hình bình hành không? Tại sao?

b) Khi tam giác ABD vuông cân tại A, hãy tính số đo các góc của tứ giác BPCD.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Tứ giác BPCD có cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên BPCD là hình bình hành.

b) Sử dụng tính chất của tam giác vuông cân và tia phân giác để tìm số đo các góc của tứ giác BPCD.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Xét tứ giác \(B P C D\) ta có: \(B P / / C D, B P=C D\) (cùng bằng \(A B\) ) suy ra \(B P C D\) là hình bình hành
b) Khi tam giác \(\mathrm{ABD}\) vuông cân tại \(\mathrm{A}\) thì \(\widehat{A}=90^{\circ} ; \widehat{A B D}=\widehat{A D B}=45^{\circ}\).
Ta có \(\widehat{A B D}+\widehat{D B P}=180^{\circ}\) (hai góc kề bù).
Suy ra \(\widehat{D B P}=180^{\circ}-\widehat{A B D}=180^{\circ}-45^{\circ}=135^{\circ}\).
Do đó \(\widehat{D C P}=\widehat{D B P}=135^{\circ}\).
Vì tứ giác \(\mathrm{BPCD}\) là hình bình hành nên \(\mathrm{BD} / / \mathrm{CP}\).
Suy ra \(\widehat{A B D}=\widehat{P}\) (hai góc đồng vị).
Khi đó \(\widehat{P}=45^{\circ}\) mà \(\widehat{P}=\widehat{B D C}\) (vì tứ giác \(\mathrm{BPCD}\) là hình bình hành).
Do đó \(\widehat{P}=\widehat{B D C}=45^{\circ}\).
Vậy khi tam giác \(A B D\) vuông cân tại \(A\) thì số đo các góc của tứ giác BPCD là:
\(\widehat{D C P}=\widehat{D B P}=135^{\circ} ; \widehat{P}=\widehat{B D C}=45^{\circ}\)

Bài 3.44

74

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của BC còn P, N lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M xuống CA, AB (H.3.59)

a) Chứng minh hai tam giác vuông CMP và MBN bằng nhau

b) Chứng minh tứ giác APMN là một hình chữ nhật. Từ đó suy ra N là trung điểm của AB, P là trung điểm của AC

c) Lấy điểm Q sao cho P là trung điểm của MQ, chứng minh rằng tứ giác AMCQ là một hình thoi

d) Nếu AB = AC, tức là tam giác ABC vuông cân tại A thì tứ giác AMCQ có là hình vuông không? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

a) Chứng minh: \(\triangle \mathrm{CMP}=\triangle \mathrm{MBN}\) (cạnh huyền - góc nhọn)
b) Chứng minh APMN có ba góc vuông nên là hình chữ nhật, dựa vào tính chất của của hình chữ nhật suy ra các cặp cạnh song song, suy ra \(\mathrm{N}, \mathrm{P}\) là trung điểm của \(\mathrm{AB}, \mathrm{AC}\).
c) Chứng minh AMCQ có hai đường chéo vuông góc với nhau.
d) Chứng minh hình thoi \(\mathrm{AMCQ}\) có \(\widehat{A M C}=90^{\circ}\) nên AMCQ là hình vuông.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ta có \(M P \perp A C, A B \perp A C\) suy ra \(M P / / A B\) nên \(\widehat{C M P}=\widehat{B}\)
Xét tam giác vuông \(\mathrm{CMP}\) và \(\mathrm{MBN}\) ta có:
\(\begin{aligned}& \mathrm{CM}=\mathrm{MB} \text { (gt) } \\& \widehat{C M P}=\widehat{B}\end{aligned}\)
Suy ra \(\triangle \mathrm{CMP}=\triangle \mathrm{MBN}\) (cạnh huyền - góc nhọn)
b) Xét tứ giác APMN có \(\widehat{P}=\widehat{A}=\widehat{N}=90^{\circ}\) suy ra APMN là hình chữ nhật

Xét tam giác \(A B C\) có: \(M\) là trung điểm \(A B, M P / / A B\) suy ra \(P\) là trung điểm AC

Tương tự ta có: \(\mathrm{M}\) là trung điểm \(\mathrm{AB}, \mathrm{MN} / / \mathrm{AC}\) suy ra \(\mathrm{N}\) là trung điểm \(A B\)
c) Xét tứ giác \(A M C Q\) có: \(P\) là trung điểm \(M Q, P\) là trung điểm \(A C, A C \perp M Q\) suy ra \(A M C Q\) là hình thoi
d) Nếu \(A B C\) vuông cân tại \(A, A M\) là đường trung tuyến suy ra \(A M\) cũng là đường cao suy ra \(\widehat{A M C}=90^{\circ}\)
Xét hình thoi AMCQ có \(\widehat{A M C}=90^{\circ}\) suy ra AMCQ là hình vuông

Bài 3.45

74

Cho tam giác ABC cân tại A; M là một điểm thuộc đường thẳng BC, B ở giữa M và C. Gọi E và K lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M và từ B xuống AC, còn N là chân đường vuông góc hạ từ B xuống ME (H.3.60)

Chứng minh rằng:

a) Tứ giác BKEN là hình chữ nhật

b) BK và NE cùng bằng hiệu khoảng cách từ M đến AC và AB (dù M thay đổi trên đường thẳng MC miễn là B nằm giữa M và C)

Gợi ýarrow-down-icon

a) Tứ giác BKEN có ba góc bằng \(90^{\circ}\)
b) Chứng minh \(\triangle \mathrm{MBD}=\triangle \mathrm{MBN}\) (cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra \(\mathrm{MD}=\mathrm{MN}\)
Lại có: \(B K=N E=M E-M N\) suy ra \(B K=N E=M E-M D\).

Đáp ánarrow-down-icon

a) Xét tứ giác BKEN có: \(\widehat{B K E}=\widehat{K E N}=\widehat{E N B}=90^{\circ}\)
Suy ra tứ giác BKEN là hình chữ nhật
b) \(D\) là chân đường vuông góc hạ từ \(M\) đến \(A B\)
Ta có \(\mathrm{BN} / / \mathrm{AC}\) (do \(\mathrm{BKNE}\) là hình chữ nhật) suy ra \(\widehat{M B N}=\widehat{B C A}\) (hai góc đồng vị)
\(\widehat{M B D}=\widehat{A B C}\) (đối đỉnh)
Mà \(\widehat{A B C}=\widehat{B C A}(\) tam giác \(\mathrm{ABC}\) cân tại \(\mathrm{A})\) suy ra \(\widehat{M B N}=\widehat{M B D}\)
Xét tam giác vuông \(M B D\) và \(M B N\) ta có:
AB chung
\(\widehat{A B C}=\widehat{B C A}\)
Suy ra \(\triangle \mathrm{MBD}=\triangle \mathrm{MBN}\) (cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra \(\mathrm{MD}=\mathrm{MN}\)
Lại có \(: B K=N E=M E-M N\) suy ra \(B K=N E=M E-M D\)