Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Trang 22

Hoạt động 1

22

Hãy nhớ lại cách chia đơn thức cho đơn thức trong trường hợp chúng có một biến và hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Thực hiện phép chia 6\(x^3\) : 3\(x^2\)

b) Với a,b ∈ R và b≠0;m,n∈N, hãy cho biết:

  • Khi nào thì a\(x^m\) chia hết cho b\(x^n\).
  • Nhắc lại cách thực hiện phép chia a\(x^m\) cho b\(x^n\).
Gợi ýarrow-down-icon

Muốn chia đơn thức cho đơn thức, ta chia phần hệ số cho nhau, chia lũy thừa của biến cho nhau rồi nhân các kết quả tìm được với nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

a) \(6x^3: 3x^2\) = (6 : 3) . (\(x^3 : x^2\)) = 2x

b) * Khi m≥n

* Để chia a\(x^m\) cho b\(x^n\) ta thực hiện phép chia a:b và \(x^m : x^n\) rồi nhân 2 kết quả với nhau.

Hoạt động 2

23

Với mỗi trường hợp sau, hãy đoán xem đơn thức A có chia hết cho đơn thức B không; nếu chia hết, hãy tìm thương của phép chia A cho B và giải thích cách làm:

a) A= 6\(x^3y\), B = 3\(x^2y\)

b) A= \(x^2y, B=xy^2\)

Gợi ýarrow-down-icon

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B nếu mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B, ta làm như sau:

+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

+ Nhân các kết quả tìm được với nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Đơn thức A chia hết cho đơn thức B:

\(A : B = 6x^3y : 3x^2y = (6 : 3) . (x^3 : x^2) . (y : y) = 2x\)

b) Đơn thức A không chia hết cho đơn thức B vì số mũ của biến y trong B lớn hơn số mũ của biến y trong A.

Luyện tập 1

23

Trong các phép chia sau đây, phép chia nào không là phép chia hết? Tại sao? Tìm thương của các phép chia còn lại:

a) \(-15x^2y^2\) chia cho \(3x^2y\);

b) 6xy chia cho 2yz;

c) 4x\(y^3\) chia cho 6x\(y^2\)

Gợi ýarrow-down-icon

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B nếu mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B, ta làm như sau:

+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

+ Nhân các kết quả tìm được với nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

a) -15\(x^2y^2 : 3x^2y = (-15 :3) . (x^2 : x^2) : (y^2 :y) = -5y\)

b) Không là phép chia hết vì số mũ của biến z trong 2yz lớn hơn số mũ của biến z trong 6xy.

c) \(4xy^3 : 6xy^2 = ( 4 : 6) . (x : x) . (y^3 : y^2)  = \frac{2}{3} y\)

Vận dụng 1

23

Giải bài toán mở đầu: 

Gợi ýarrow-down-icon

Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B, ta làm như sau:

+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

+ Nhân các kết quả tìm được với nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

Chiều cao của khối hộp thứ hai là: 6\(x^2\)y : 2xy=(6 : 2) . (\(x^2\) : x).(y : y) =3x

Luyện tập 2

24

Làm tính chia \(\left(6 x^4 y^3-8 x^3 y^4+3 x^2 y^2\right): 2 x y^2\)

Gợi ýarrow-down-icon

Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

\(\left(6 x^4 y^3-8 x^3 y^4+3 x^2 y^2\right): 2 x y^2 \\\)

\(=6 x^4 y^3: 2 x y^2-8 x^3 y^4: 2 x y^2+3 x^2 y^2: 2 x y^2 \\\)

\(=(6: 2) . \left(x^4: x\right) . \left(y^3: y^2\right)-(8: 2) . \left(x^3: x\right) . \left(y^4: y^2\right)+(3: 2) . \left(x^2: x\right) \\\)

\( =3 x^3 y-4 x^2 y^2+\frac{3}{2} x\)

Vận dụng 2

24

Tìm đa thức A sao cho A. \((-3 x y)=9 x^3 y+3 x y^3-6 x^2 y^2 \\\)

Gợi ýarrow-down-icon

A.B=C thì A=C:B

Muốn chia đa thức B cho đơn thức C ta chia từng hạng tử của B cho C rồi cộng các kết quả với nhau.
 

Đáp ánarrow-down-icon

\(A=\left(9 x^3 y+3 x y^3-6 x^2 y^2\right):(-3 x y) \\\)

\( =9 x^3 y:(-3 x y)+3 x y^3:(-3 x y)-6 x^2 y^2:(-3 x y) \\\)

\(=-3 x^2-y^2+2 x y\)

Bài 1.30

24

a) Tìm đơn thức M biết rằng \(\frac{7}{3} x^3 y^2: M=7 x y^2\)

b) Tìm đơn thức N biết rằng N : \(0,5 x y^2 z=-x y\)

Gợi ýarrow-down-icon

Muốn chia (nhân) đơn thức A cho đơn thức B, ta làm như sau:

+ Chia (nhân) hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

+ Chia (nhân) lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

+ Nhân các kết quả tìm được với nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

a)

 \(\frac{7}{3} x^3 y^2: M=7 x y^2 \\\)

\(\Rightarrow M=\frac{7}{3} x^3 y^2: 7 x y^2=\left(\frac{7}{3}: 7\right) . \left(x^3: x\right) . \left(y^2: y^2\right)=\frac{1}{3} x^2\)

b)

N : \(0, 5 xy^2z = -xy\)

\(\Rightarrow N=(-x y)  . 0,5 x y^2 z=(-0,5)  . (x \cdot x) . \left(y . y^2\right) . z=-0,5 x^2 y^3 z\)

Bài 1.31

24

Cho đa thức A = \(9 x y^4-12 x^2 y^3+6 x^3 y^2\). Với mỗi trường hợp sau đây, xét xem \(\mathrm{A}\) có chi hết cho đơn thức B hay không? Thực hiện phép chia trong trường hợp A chia hết cho B.

a) \(B=3 x^2 y\)

b) \(B=-3 x y^2\)

Gợi ýarrow-down-icon

Xét từng hạng tử của A có chia hết cho B hay không.

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B nếu mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Không vì số mũ của biến x trong B lớn hơn số mũ của biến z trong A

\(A: B=\left(9 x y^4-12 x^2 y^3+6 x^3 y^2\right):\left(-3 x y^2\right)\)

b) Có. \(=9 x y^4:\left(-3 x y^2\right)-12 x^2 y^3:\left(-3 x y^2\right)+6 x^3 y^2:\left(-3 x y^2\right) \\\)

\(=-3 y^2+4 x y-2 x^2\)

Bài 1.32

24

Thực hiện phép chia \(\left(7 y^5 z^2-14 y^4 z^3+2,1 y^3 z^4\right):\left(-7 y^3 z^2\right)\)

Gợi ýarrow-down-icon

Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

\(\left(7 y^5 z^2-14 y^4 z^3+2,1 y^3 z^4\right):\left(-7 y^3 z^2\right) \\\)

\(=7 y^5 z^2:\left(-7 y^3 z^2\right)-14 y^4 z^3:\left(-7 y^3 z^2\right)+2,1 y^3 z^4:\left(-7 y^3 z^2\right) \\\)

\(=-y^2+2 y z-0,3 z^2\)