Bài 34: Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác

Trang 83

Mở đầu

83

Trong môn Bóng đá, độ khó của mỗi pha ghi bàn còn được tính bởi góc sút vào cầu môn là rộng hay hẹp. Nếu biết độ rộng của khung thành là 7,32 m, trái bóng cách hai cột gôn lần lượt là 10,98 m và 14,64 m thì em có cách nào để đo được góc sút ở vị trí này bởi các dụng cụ học tập không?

Mở đầu trang 83 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Vì trong hình vẽ mặt sân được vẽ nghiêng nên nếu đo trực tiếp trong sách giáo khoa sẽ không đúng bằng góc thực tế.

Vẽ một tam giác bằng dụng cụ học tập trên giấy có một góc đúng bằng góc sút. Từ đó sử dụng dụng cụ học tập là thước đo góc để đo góc sút.

Hoạt động 1

83

Cho hai tam giác \(A B C\) và \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}\)
a) Nếu \(A^{\prime} B^{\prime}=A B\) thì hai tam giác có đồng dạng với nhau không? Vì sao?
b) Nếu \(A^{\prime} B^{\prime}<A B\) như Hình 9.11. Trên đoạn thẳng \(A B\) lấy điểm \(M\) sao cho \(A M=A^{\prime} B^{\prime}\). Kẻ đường thẳng qua \(\mathrm{M}\) song song với \(\mathrm{BC}\) và cắt \(\mathrm{AC}\) tại \(\mathrm{N}\).
- Hãy giải thích vì sao \(\triangle A M N \sim \triangle A B C\).
- Hãy chứng tỏ rằng \(\mathrm{AN}=\mathrm{A}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}, \mathrm{MN}=\mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}\) để suy ra \(\triangle \mathrm{AMN}=\triangle \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}\) (c.c.c).
- Hai tam giác \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) và \(A B C\) có đồng dạng với nhau không? Nếu có, em hãy viết đúng kí hiệu đồng dạng giữa chúng.
c) Nếu \(A^{\prime} B^{\prime}>A B\) thì tam giác \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có đồng dạng với tam giác \(A B C\) không? Vì sao?

HĐ1 trang 83 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán
Đáp ánarrow-down-icon

a) Nếu \(\mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime}=\mathrm{AB}\) thì từ \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}\), suy ra \(\mathrm{A}^{\prime} C^{\prime}=\mathrm{AC}\) và \(\mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}=\mathrm{BC}\).

Do đó \(\triangle A B C=\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) (c.c.c). Vậy \(\triangle A B C \sim \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\).

b) Ta có \(M N / / B C(M \in A B, N \in A C)\). Suy ra \(\triangle A M N \sim \triangle A B C\).

Suy ra \(\frac{A M}{A B}=\frac{A N}{A C}=\frac{M N}{B C}\).
Mà \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}\) nên \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A M}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A N}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{M N}\).
Có \(A M=A^{\prime} B^{\prime}\), suy ra \(A^{\prime} C^{\prime}=A N\) và \(B^{\prime} C^{\prime}=M N\) nên \(\triangle A M N=\Delta A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) (c.c.c).
Suy ra \(\triangle A M N \backsim \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\), mà \(\triangle A M N \backsim \triangle A B C\) nên \(\triangle A B C \backsim \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\).

c) Nếu \(A^{\prime} B^{\prime}>A B\), bằng cách đổi vai trò cho \(\triangle A B C\) và \(\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) cho nhau thì theo câu b), ta có \(\triangle \mathrm{ABC} \sim \triangle \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}\).

Câu hỏi

84

Những cặp tam giác nào dưới đây (H.9.13) là đồng dạng? (các kích thước được tính theo đơn vị centimét). Viết đúng kí hiệu đồng dạng.

Câu hỏi trang 84 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán
Đáp ánarrow-down-icon

Ta có \(\triangle \mathrm{ABC} \sim \Delta \mathrm{HGK}\) (c.c.c) vì \(\frac{A B}{H G}=\frac{B C}{G K}=\frac{A C}{H K}=\frac{1}{2}\).

Ta có \(\triangle \mathrm{DEF} \sim \Delta \mathrm{MNP}\) (c.c.c) vì \(\frac{D E}{M N}=\frac{E F}{N P}=\frac{D F}{M P}=\frac{1}{2}\).

Luyện tập 1

85

Cho tam giác ABC có chu vi bằng 18 cm và tam giác DEF có chu vi bằng 27 cm. Biết rằng AB = 4 cm, BC = 6 cm, DE = 6 cm, FD = 12 cm. Chứng minh ΔABC ∽ ΔDEF.

Đáp ánarrow-down-icon

Vì chu vi tam giác \(A B C\) bằng \(18 \mathrm{~cm}\).
Suy ra \(A B+A C+B C=18\). Suy ra \(4+A C+6=18\) nên \(A C=8(c m)\).
Vi chu vi tam giác DEF bằng \(27 \mathrm{~cm}\).
Suy ra \(D E+E F+D F=27\). Suy ra \(6+E F+12=27\) nên \(E F=9(c m)\)
Ta thấy: \(\frac{A B}{D E}=\frac{A C}{D F}=\frac{B C}{E F}=\frac{4}{6}=\frac{8}{12}=\frac{6}{9}=\frac{2}{3}\).
Suy ra \(\triangle A B C \sim \triangle D E F\) (c.c.c).

Vận dụng

85

Trở lại tình huống mở đầu. Em hãy vẽ một tam giác có ba cạnh tỉ lệ với ba cạnh của tam giác tạo bởi ba đỉnh là trái bóng và hai chân cột gôn. Từ đó tính góc sút bằng góc tương ứng của tam giác vừa vẽ được.

Vuông: Tớ sẽ tính tỉ lệ (7,32 : 10,98 : 14,64) bằng (1 : 1,5 : 2).

Tròn: Tớ sẽ tính tỉ lệ (7,32 : 10,98 : 14,64) bằng (2 : 3 : 4).

Đáp ánarrow-down-icon

Có thể vẽ tam giác \(A B C\) có các cạnh lần lượt bằng \(2 \mathrm{~cm} ; 3 \mathrm{~cm} ; 4 \mathrm{~cm}\) sau đó xét các tỉ lệ ta thấy \(\frac{7,32}{2}=\frac{10,98}{3}=\frac{14,64}{4}=3,66\) nên tam giác \(A B C\) đồng dạng với tam giác tạo bởi ba đỉnh là trái bóng và hai chân cột gôn.

Lấy thước đo góc để đo các góc của tam giác từ đó tính được góc sút.
Ta đo được góc sút bằng khoảng \(29^{\circ}\).

Hoạt động 2

85

Cho hai tam giác \(A B C\) và \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có độ dài các cạnh (theo đơn vị cm) như Hình 9.15. Biết rằng \(\widehat{A}=\widehat{A^{\prime}}=60^{\circ}\).
 

HĐ2 trang 85 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán


- So sánh các tỉ số \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}, \frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}\).
- Dùng thước có vạch chia đo độ dài \(\mathrm{BC}, \mathrm{B}^{\prime} C^{\prime}\) và tính tỉ số \(\frac{B^{\prime} C}{B C}\).
- Theo em, tam giác A'B'C' có đồng dạng với tam giác ABC không? Nếu có thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu?

Đáp ánarrow-down-icon

- Ta có: \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{3}{2}\).
- Đo được \(\mathrm{BC} \approx 2,6 \mathrm{~cm} ; \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime} \approx 3,9 \mathrm{~cm}\).

Tỉ số \(\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}=\frac{3}{2}\). Do đó \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}\).
- Vậy \(\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \backsim \triangle A B C\) (c.c.c) với tỉ số đồng dạng là \(\frac{3}{2}\).

Câu hỏi

86

Những cặp tam giác nào trong Hình 9.17 là đồng dạng? (Các kích thước được tính theo đơn vị centimét). Viết đúng kí hiệu đồng dạng.

Câu hỏi trang 86 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán
Đáp ánarrow-down-icon

Ta có: \(\triangle \mathrm{ACB} \backsim \triangle \mathrm{MPN}\) vì \(\widehat{A}=\widehat{M}=70^{\circ}\) và \(\frac{A C}{M P}=\frac{A B}{M N}=\frac{1}{2}\)

Luyện tập 2

87

Cho \(\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \sim \triangle A B C\). Trên tia đối của các tia \(C B\)\(\mathrm{C}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime}\) lần lượt lấy các điểm \(\mathrm{M}, \mathrm{M}^{\prime}\) sao cho \(\frac{M C}{M B}=\frac{M^{\prime} C^{\prime}}{M^{\prime} B^{\prime}}\). Chứng minh rằng \(\Delta \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{M}^{\prime}\) \(\sim \triangle \mathrm{ABM}\).

Đáp ánarrow-down-icon
Luyện tập 2 trang 87 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Có \(\frac{M C}{M B}=\frac{M^{\prime} C^{\prime}}{M^{\prime} B^{\prime}}\). Suy ra \(\frac{M B-B C}{M B}=\frac{M^{\prime} B^{\prime}-B^{\prime} C^{\prime}}{M^{\prime} B^{\prime}}\)
Suy ra \(1-\frac{B C}{M B}=1-\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{M^{\prime} B^{\prime}}\). Do đó, \(\frac{B C}{M B}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{M^{\prime} B^{\prime}}\), suy ra \(\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}=\frac{M^{\prime} B^{\prime}}{M B}\).
Vi \(\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \backsim \triangle A B C\). Suy ra \(\widehat{B}=\widehat{B^{\prime}}\) và \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}\). (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{M^{\prime} B^{\prime}}{M B}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}\).
Xét tam giác \(A B M\) và tam giác \(A^{\prime} B^{\prime} M^{\prime}\) có:
\(\frac{M^{\prime} B^{\prime}}{M B}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}\) và \(\widehat{B}=\widehat{B^{\prime}}\) (chứng minh trên).
Do đó \(\triangle A B M \backsim \triangle A^{\prime} B^{\prime} M^{\prime}\) (c.g.c).

Tranh luận

87

Bạn Lan nhận xét rằng nếu tam giác \(A B C\) và tam giác \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C}{A C}\) và \(\widehat{B}=\widehat{B^{\prime}}\) thì chúng đồng dạng. Theo em bạn Lan nhận xét đúng không vì sao?

Gợi ý: Khi góc \(A C B\) tù, lấy điểm \(M\) trên tia \(B C\) sao cho tam giác \(A M C\) cân (H.9.19) rồi xét xem trong hai tam giác \(A B C\) và \(A B M\), tam giác nào đồng dạng với tam giác \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\).

Tranh luận trang 87 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán
Đáp ánarrow-down-icon

Bạn Lan nhận xét không đúng.
Ví dụ lấy \(\triangle \mathrm{ABM} \sim \Delta \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}\) với \(\widehat{C^{\prime}}=\widehat{M}<90^{\circ}\) và lấy \(\mathrm{C}\) trên đoạn \(\mathrm{MB}\) sao cho \(\triangle \mathrm{AMC}\) cân tại \(A\) như H.9.19 thì \(\triangle A B C\) và \(\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) không đồng dạng.

Hoạt động 3

88

Bạn Tròn đang đứng ở vị trí điểm A bên bờ sông và nhờ anh Pi tính giúp khoảng cách từ chỗ mình đứng đến chân một cột cờ tại điểm C bên kia sông (H.9.20a). Anh Pi lấy một vị trí \(\mathrm{B}\) sao cho \(\mathrm{AB}=10 \mathrm{~m}\)\(\widehat{A B C}=70^{\circ} ; \widehat{B A C}=80^{\circ}\) và vẽ một tam giác \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) trên giấy với \(A^{\prime} B^{\prime}=2 \mathrm{~cm}\)\(\widehat{A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}}=70^{\circ} ; \widehat{B^{\prime} A^{\prime} C^{\prime}}=80^{\circ}\).(H.9.20b).

HĐ3 trang 88 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Em hãy dự đoán xem tam giác A'B'C' có đồng dạng với tam giác ABC không. Nếu có thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu?

Đáp ánarrow-down-icon

Dự đoán: Hai tam giác có hình dạng rất giống nhau chỉ khác về kích thước nên chúng có khả năng đồng dạng với nhau. Khi đó tỉ số đồng dạng bằng \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{2}{1000}=\frac{1}{500}\).
\(\left(A B=10 m=1000 \mathrm{~cm}, A^{\prime} B^{\prime}=2 c m\right)\)

Hoạt động 4

88

Nếu ΔA'B'C' ∽ ΔABC và anh Pi đo được A′C′ = 3,76 cm thì khoảng cách từ bạn Tròn đến chân cột cờ là bao nhiêu mét?
 

Đáp ánarrow-down-icon

Nếu \(\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \backsim \triangle \mathrm{ABC}\) thì \(\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}\).
Mà \(\mathrm{A}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime} \quad=\quad 3,76 \mathrm{~cm}\) và \(\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B} \quad\) suy ra \(A C=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A^{\prime} B^{\prime}} . A B=\frac{3,76: 100}{2: 100} \cdot 10=18,8(\mathrm{~m})\)

Câu hỏi

89

Những cặp tam giác nào trong Hình 9.22 là đồng dạng? Viết đúng kí hiệu đồng dạng.

Câu hỏi trang 89 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Xét tam giác MPN có:
\(\widehat{P}=180^{\circ}-\widehat{M}-\widehat{N}=180^{\circ}-60^{\circ}-70^{\circ}=50^{\circ} \text {. }\)

Các cặp tam giác đồng dạng trong Hình 9.22 là:
+) \(\triangle \mathrm{ACB} \sim \triangle \mathrm{DFE}\) (g.g) vì \(\widehat{A}=\widehat{D}=60^{\circ} ; \widehat{B}=\widehat{E}=50^{\circ}\).
+) \(\triangle \mathrm{ACB} \sim \triangle \mathrm{MNP}\) (g.g) vì \(\widehat{A}=\widehat{M}=60^{\circ} ; \widehat{B}=\widehat{P}=50^{\circ}\).
+) \(\triangle \mathrm{DEF} \sim \triangle \mathrm{MPN}\) (g.g) vì \(\widehat{D}=\widehat{M}=60^{\circ} ; \widehat{E}=\widehat{P}=50^{\circ}\).

Luyện tập 3

89

Luyện tập 3 trang 89 Toán 8 Tập 2: Cho các điểm A, B, C, D như Hình 9.24. Biết rằng \(\widehat{A B C}=\widehat{A D B}\). Hãy chứng minh \(\triangle \mathrm{ABC} \sim \triangle \mathrm{ADB}\) và \(\mathrm{AB}^2=\mathrm{AD} . \mathrm{AC}\).

Luyện tập 3 trang 89 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán
Đáp ánarrow-down-icon

Xét tam giác \(A B C\) và tam giác \(A D B\) có:
\(\widehat{A B C}=\widehat{A D B}\) và \(\widehat{A}\) chung
Do đó \(\triangle A B C \backsim \triangle A D B\) (g.g).
Suy ra \(\frac{A B}{A D}=\frac{A C}{A B}\), do đó \(\mathrm{AB} \cdot \mathrm{AB}=\mathrm{AD} \cdot \mathrm{AC}\) hay \(\mathrm{AB}^2=\mathrm{AD} \cdot \mathrm{AC}\).

Thử thách nhỏ

90

1. Biết rằng ba đường phân giác của tam giác \(A B C\) đồng quy tại \(I\), ba đường phân giác của tam giác \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) đồng quy tại \(I^{\prime}\). Hãy chứng tỏ rằng nếu \(\widehat{A^{\prime} I^{\prime} B^{\prime}}=\widehat{A I B}\) và \(\widehat{A^{\prime} I^{\prime} C^{\prime}}=\widehat{A I C}\) thì \(\triangle \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime} \sim \triangle \mathrm{ABC}\).
2. Với hai tam giác \(A B C\) và \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) trong phần Tranh luận, nếu thêm giải thiết các góc C và C' nhọn thì hai tam giác đó có đồng dạng không?

Đáp ánarrow-down-icon

1.

Thử thách nhỏ trang 90 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Do tổng các góc trong một tam giác bằng \(180^o\) nên:

\(\frac{\widehat{A^{\prime}}+\widehat{B^{\prime}}}{2}=180^{\circ}-\widehat{A^{\prime} I^{\prime} B^{\prime}}=180^{\circ}-\widehat{A I B}=\frac{\widehat{A}+\widehat{B}}{2} .\)

Suy ra \(\widehat{A^{\prime}}+\widehat{B^{\prime}}=\widehat{A}+\widehat{B}\). Do đó \(\widehat{C^{\prime}}=180^{\circ}-\widehat{A^{\prime}}-\widehat{B^{\prime}}=180^{\circ}-\widehat{A}-\widehat{B}=\widehat{C}\). Tương tự ta có \(\widehat{B}=\widehat{B^{\prime}}\). Vậy tam giác \(A B C\) và \(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có: \(\widehat{B}=\widehat{B^{\prime}} ; \widehat{C}=\widehat{C^{\prime}}\).

Do đó \(\triangle A B C \backsim \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) (g.g).
2. Nếu góc \(C\) và góc \(C^{\prime}\) đều nhọn, lấy điểm \(M\) trên tia \(B C\) sao cho \(\triangle A B M \sim \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\).

Giả sử điểm \(\mathrm{C}\) không trùng với \(\mathrm{M}\).
Khi đó \(\triangle \mathrm{ABM} \backsim \triangle \mathrm{A}^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) nên \(\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A M}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B M}\).
Mà \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}\) (gt) nên \(\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A M}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}\), suy ra \(\mathrm{AC}=\mathrm{AM}\) hay \(\triangle \mathrm{AMC}\) cân tại \(\mathrm{A}\).
+) Nếu \(\mathrm{M}\) nằm giữa \(\mathrm{B}\) và \(\mathrm{C}\) thì
\(\widehat{A M B}=180^{\circ}-\widehat{A M C}=180^{\circ}-\widehat{A C M}>90^{\circ}>\widehat{C^{\prime}} \text { (Vô lí). }\)
+) Nếu C nằm giữa \(B\) và \(M\) (như Hình 9.19). Khi đó
\(\widehat{A C B}=180^{\circ}-\widehat{A C M}=180^{\circ}-\widehat{A M B}=180^{\circ}-\widehat{C^{\prime}}>90^{\circ} \text { (Vô lí). }\)

Vậy điểm \(C\) phải trùng với \(M\) và \(\triangle A B C \backsim \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\).

Câu hỏi 9.5

90

Giả thiết nào dưới đây chứng tỏ rằng hai tam giác đồng dạng?

a) Ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia.

b) Hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và có một cặp góc bằng nhau.

c) Hai góc của tam giác này bằng hai góc của tam giác kia.

d) Hai cạnh của tam giác này bằng hai cạnh của tam giác kia.

Đáp ánarrow-down-icon

Giả thiết a) suy ra hai tam giác đồng dạng theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.

Giả thiết c) suy ra hai tam giác đồng dạng theo trường hợp góc – góc.

Các giả thiết b) và d) không suy ra hai tam giác đồng dạng.

Câu hỏi 9.6

90

Cho hai tam giác đồng dạng. Tam giác thứ nhất có độ dài ba cạnh là 4 cm, 8 cm và 10 cm. Tam giác thứ hai có chu vi là 33 cm. Độ dài ba cạnh của tam giác thứ hai là bộ ba nào sau đây?

a) 6 cm, 12 cm, 15 cm.                         b) 8 cm, 16 cm, 20 cm.

c) 6 cm, 9 cm, 18 cm.                           d) 8 cm, 10 cm, 15 cm.

Đáp ánarrow-down-icon

Vì \(6+12+15=33(\mathrm{~cm})\) và \(\frac{4}{6}=\frac{8}{12}=\frac{10}{15}\) nên bộ ba trong câu a) là độ dài ba cạnh của tam giác thỏa mãn yêu cầu. Các bộ ba còn lại hoặc không có tổng bằng \(33 \mathrm{~cm}\) hoặc không có tỉ lệ tương ứng với \((4: 8: 10)\) nên không thể là độ dài ba cạnh của tam giác thỏa mãn yêu cầu.

Câu hỏi 9.7

90

Cho AM, BN, CP là các đường trung tuyến của tam giác ABC. Cho A'M', B'N', C'P' là các đường trung tuyến của tam giác A'B'C'. Biết rằng ΔA′B′C′ ∽ ΔABC.

Chứng minh rầng \(\frac{A^{\prime} M^{\prime}}{A M}=\frac{B^{\prime} N^{\prime}}{B N}=\frac{C^{\prime} P^{\prime}}{C P}\)

Đáp ánarrow-down-icon
Bài 9.7 trang 90 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Vì \(\triangle \mathrm{A}^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \sim \triangle \mathrm{ABC}\) nên: \(\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}\); (1)
và \(\widehat{A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}}=\widehat{A B C} ; \widehat{B^{\prime} C^{\prime} A}=\widehat{B C A} ; \widehat{C^{\prime} A^{\prime} B^{\prime}}=\widehat{C A B}\).
Hai tam giác A'B'M' và ABM có:
\(\begin{aligned}& \frac{B^{\prime} M^{\prime}}{B M}=\frac{\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{2}}{\frac{B C}{2}}=\frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}=\frac{B^{\prime} A^{\prime}}{B A} \text { (theo (1)); } \\& \widehat{A^{\prime} B^{\prime} M^{\prime}}=\widehat{A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}}=\widehat{A B C}=\widehat{A B M} \text { (theo (2)). }\end{aligned}\)

Do đó \(\triangle \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{M}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \sim \triangle \mathrm{AMB}\) (c.g.c). Suy ra \(\frac{A^{\prime} M^{\prime}}{A M}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}\)
Tương tự \(\triangle \mathrm{A}^{\prime} C^{\prime} P^{\prime} \backsim \triangle \mathrm{ACP}\) và \(\frac{C^{\prime} P^{\prime}}{C P}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}\) (4).
\(\triangle \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{N}^{\prime} \backsim \triangle \mathrm{ABN}\) và \(\frac{B^{\prime} N^{\prime}}{B N}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}(5)\).
Từ (1), (3), (4) và (5) suy ra \(\frac{A^{\prime} M^{\prime}}{A M}=\frac{B^{\prime} N^{\prime}}{B N}=\frac{C^{\prime} P^{\prime}}{C P}\).

Câu hỏi 9.8

90

Cho tam giác ABC có AB = 12 cm, AC = 15 cm. Trên các tia AB, AC lần lượt lấy các điểm M, N sao cho AM = 10 cm, AN = 8 cm. Chứng minh rằng ΔABC ∽ ΔANM

Đáp ánarrow-down-icon
Bài 9.8 trang 90 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Có \(\mathrm{AB}=12 \mathrm{~cm}, \mathrm{AN}=8 \mathrm{~cm}\). Suy ra \(\frac{A N}{A B}=\frac{8}{12}=\frac{2}{3}\)\(\mathrm{AC}=15 \mathrm{~cm}, \mathrm{AM}=10 \mathrm{~cm}\). Suy ra \(\frac{A M}{A C}=\frac{10}{15}=\frac{2}{3}\).

Suy ra \(\frac{A N}{A B}=\frac{A M}{A C}\).
Xét hai tam giác \(A B C\) và tam giác ANM có:
\(\frac{A N}{A B}=\frac{A M}{A C}, \widehat{A}\) chung.
Do đó \(\triangle A B C \backsim \triangle A N M\) (c.g.c).

Câu hỏi 9.9

90

Cho góc \(B A C\) và các điểm M, \(N\) lần lượt trên các đoạn thẳng \(\mathrm{AB}, \mathrm{AC}\) sao cho \(\widehat{A B N}=\widehat{A C M}\).
a) Chứng minh rằng \(\triangle \mathrm{ABN} \backsim \triangle \mathrm{ACM}\).
b) Gọi \(\mathrm{I}\) là giao điểm của \(\mathrm{BN}\) và \(\mathrm{CM}\). Chứng minh rằng \(\mathrm{IB} . \mathrm{IN}=\mathrm{IC}\)\(\mathrm{IM}\).

Đáp ánarrow-down-icon

Bài 9.9 trang 90 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

a) Xét tam giác ABN và tam giác ACM:

\(\widehat{A}\) chung, \(\widehat{A B N}=\widehat{A C M}\) (giả thiết)
Suy ra \(\triangle A B N \backsim \triangle A C M\) (g.g).
b) Vì \(\triangle A B N \backsim \triangle A C M\) (chứng minh trên) nên \(\widehat{A N B}=\widehat{A M C}\).

Lại có: \(\widehat{A N B}+\widehat{C N B}=180^{\circ} ; \widehat{A M C}+\widehat{B M C}=180^{\circ}\) (kề bù), suy ra \(\widehat{C N B}=\widehat{B M C}\).

Xét tam giác IBM và tam giác ICN có:
\(\widehat{C N B}=\widehat{B M C}\) (cmt) và \(\widehat{I B M}=\widehat{I C N}\) (do \(\widehat{A B N}=\widehat{A C M}\) )
Suy ra \(\triangle I B M \sim \triangle I C N\) (g.g).
Suy ra \(\frac{I B}{I C}=\frac{I M}{I N}\). Suy ra \(\mathrm{IB} . \mathrm{IN}=\mathrm{IC}\). IM.

Câu hỏi 9.10

90

Có hai chiếc cột dựng thẳng đứng trên mặt đất với chiều cao lần lượt là 3 m và 2 m. Người ta nối hai sợi dây từ đỉnh cột này đến chân cột kia và hai sợi dây cắt nhau tại một điểm (H.9.25). Hãy tính độ cao h của điểm đó so với mặt đất.

Bài 9.10 trang 90 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Đáp ánarrow-down-icon

Bài 9.10 trang 90 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Kí hiệu các điểm như hình vẽ trên.

Ta có: AB, EF, CD đôi một song song vì cùng vuông góc với BC (do dựng thẳng đứng).

Do đó ΔCEF ∽ ΔCAB và ΔBEF ∽ ΔBDC.

Suy ra \(\frac{E F}{A B}=\frac{C F}{C B}\) và \(\frac{E F}{C D}=\frac{B F}{B C}\).
Do đó: \(\frac{E F}{C D}+\frac{E F}{A B}=\frac{B F}{B C}+\frac{C F}{C B}=\frac{B F+C F}{B C}=\frac{B C}{B C}\).
Suy ra \(\frac{E F(A B+C D)}{C D \cdot B A}=1\).
Vậy \(h=E F=\frac{C D \cdot A B}{A B+C D}=\frac{2 \cdot 3}{3+2}=\frac{6}{5}=1,2\) (m).