a) Gọi A là biến cố "Số điếm của Mai nhận được là số chẵn", tức là các số 2; 4; 6; 8; \(10 ; 12\).
Vậy có \(3+9+14+13\) + 8+4 = 51 lần số điểm Mai nhận được là số chăn.
Xác suất thực nghiệm của biến cố \(A\) là \(\frac{51}{100}=0,51\). Do đó \(P(A) \approx 0,51\).
Gọi k là số lần số điểm của Việt nhận được là số chẵn. Ta có \(P(A) \approx \frac{k}{120}\)
Thay giá trị ước lượng của \(\mathrm{P}(\mathrm{A})\) ta được \(\frac{k}{120} \approx 0,51\). Suy ra \(\mathrm{k} \approx 120.0,51=61,2\).
Vậy ta dự đoán có khoảng 61 lần số điếm của Việt nhận được là số chẵn.
b) Gọi B là biến cố "Số điếm của Mai nhận được là số nguyên tố", tức là các số 2; 3; 5; 7; 11. Vậy có \(3+5+10+16+7=\) 41 lần số điếm của Mai nhận được là số nguyên tố.
Xác suất thực nghiệm của biến cố \(\mathrm{B}\) là \(\frac{41}{100}=0,41\). Do đó \(\mathrm{P}(\mathrm{B}) \approx 0,41\).
Gọi h là số lần số điếm của Việt nhận được là số nguyên tố. Ta có: \(P(B) \approx \frac{h}{120}\)
Thay giá trị ước lượng của \(\mathrm{P}(\mathrm{B})\) ta được \(\frac{h}{120} \approx 0,41\). Suy ra \(\mathrm{h} \approx 120.0,41=49,2\).
Vậy ta dự đoán có khoảng 49 lần số điếm của Việt nhận được là số nguyên tố.
c) Gọi C là biến cố "Số điếm của Mai nhận được lớn hơn 7", tức là 8; 9; 10; 11; 12.
Vậy có 13 + 11 + 8 + 7 +4 = 43 lần số điếm của Mai nhận được lớn hơn 7.
Xác suất thực nghiệm của biến cố \(\mathrm{C}\) là \(\frac{43}{100}=0,43\). Do đó \(\mathrm{P}(\mathrm{C}) \approx 0,43\).
Gọi \(m\) là số lần số điếm của Việt nhận được lớn hơn 7. Ta có: \(P(C) \approx \frac{m}{120}\)
Thay giá trị ước lượng của \(\mathrm{P}(\mathrm{C})\) ta được \(\frac{m}{120} \approx 0,43\). Suy ra \(\mathrm{m} \approx 120.0,43=51,6\).
Vậy ta dự đoán có khoảng 52 lần số điểm của Việt nhận được lớn hơn 7.