Bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

Trang 64

Luyện tập 1

64

Một túi đựng 20 viên kẹo giống hệt nhau nhưng khác loại, trong đó có 7 viên kẹo sữa, 4 viên kẹo chanh, 6 viên kẹo dừa và 3 viên kẹo bạc hà. Bạn Lan lấy ngẫu nhiên một viên kẹo từ túi. Tính xác suất để Lan lấy được:

a) Viên kẹo sữa;

b) Viên kẹo chanh.

Đáp ánarrow-down-icon

Có 20 kết quả có thế của hành động trên. Bạn Lan lấy ngẫu nhiên một viên kẹo từ túi nên các kết quả có thế là đồng khả năng.
a) Có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố "Bạn Lan lấy được viên kẹo sữa".

Vậy xác suất để Lan lấy được viên kẹo sữa là \(\frac{7}{20}\).
b) Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố "Bạn Lan lấy được viên kẹo chanh".

Vậy xác suất để Lan lấy được viên kẹo chanh là \(\frac{4}{20}=\frac{1}{5}\)

Luyện tập 2

65

Trên giá sách của thư viện có 15 cuốn sách, trong đó có một số cuốn tiếu thuyết. Người thủ thư đặt thêm 5 cuốn tiếu thuyết thư viện mới mua vào giá sách. Bạn Nam đến mượn sách, chọn ngẫu nhiên một cuốn sách trên giá. Biết rằng xác suất đế chọn được cuốn tiếu thuyết là \(\frac{3}{4}\). Hỏi lúc đầu trên giá sách có bao nhiêu cuốn tiểu thuyết?

Đáp ánarrow-down-icon

Gọi số lượng cuốn tiếu thuyết ban đầu là x (cuốn).
Số lượng cuốn tiếu thuyết khi đặt thêm 5 cuốn tiểu thuyết mới mua là x + 5 (cuốn).
Theo đề bài ta có: \(\frac{x+5}{15+5}=\frac{3}{4}\), tức là \(4(x+5)=60\) hay \(x+5=15\), suy \(x=10\).
Vậy ban đầu có 10 cuốn tiếu thuyết.

Tranh luận

65

Một túi đựng 17 viên bi cùng khối lượng và kích thước, chỉ khác màu, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 5 viên bi màu xanh và 4 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên một viên bi từ trong túi. Tính xác suất của biến cố E: “Lấy được viên bi màu đỏ”.

Tròn: Có 17 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ nên xác suất lấy được viên bi màu đỏ là \(P(E)=\frac{8}{17}\).
Vuông: Các viên bi có ba màu đó, xanh, vàng nên xác suất lấy được viên bi màu đó là \(P(E)=\frac{1}{3}\).
Vuông và Tròn ai nói đúng? Tại sao?

Đáp ánarrow-down-icon

Mặc dù chỉ có ba kết quả có thế là: bi màu đỏ, bi màu trắng và bi màu vàng nhưng ba kết quả có thế này là không đồng khá nãng vì số bi màu đó, bi màu trẳng và bi màu vàng là khác nhau. Do đó, Vuông nói sai.

Các viên bi có cùng khối lượng và kích thước nhưng ta có thể đánh số các viên bi từ 1 đến 17. Vì chọn ngẫu nhiên nên có 17 kết quả có thể là đồng khả năng.

Có 8 viên bi màu đỏ nên có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố \(\mathrm{E}\).
Vậy \(P(E)=\frac{8}{17}\).
Do đó, Tròn nói đúng.

Câu hỏi 8.4

66

Một tấm bìa cứng hình tròn được chia thành 20 hình quạt như nhau, đánh số từ 1; 2;...; 20 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm (H.8.2). Quay tấm bìa và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại.

Bài 8.4 trang 66 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Tính xác suất để mũi tên:

a) Chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 4.

b) Chỉ vào hình quạt ghi số không phải là số nguyên tố.

Đáp ánarrow-down-icon

Có 20 kết quả có thế, đó là 1; 2;..; 20. Do 20 hình quạt như nhau nên 20 kết quá có thể này là đồng khả năng.

a) Từ 1 đến 20 có 4; 8; 12; 16; 20 chia hết cho 4, vậy có 5 hình quạt ghi số chia hết cho 4.

Gọi E là biến cố: "Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 4". Khi đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Vậy xác suất đế mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 4 là: \(P(E)=\frac{5}{20}=\frac{1}{4}\)

b) Có số \(1 ; 4 ; 6 ; 8 ; 9 ; 10 ; 12 ; 14 ; 15 ; 16 ; 18 ; 20\) không phải số nguyên tố, vậy có 12 hình quạt ghi số không phải là số nguyên tố.

Gọi F là biến cố: "Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số không phải là số nguyên tồ". Khi đó có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F.

Vậy xác suất đế mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số không phải là số nguyên tố là: \(P(F)=\frac{12}{20}=\frac{3}{5}\).

Câu hỏi 8.5

66

Một túi đựng các viên kẹo giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên kẹo màu đen, 3 viên kẹo màu đỏ, 7 viên kẹo màu trắng. Lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi.

Tính xác suất của các biến cố sau:

a) E: "Lấy được viên kẹo màu đen";

b) F: "Lấy được viên kẹo màu đen hoặc màu đỏ";

c) G: "Lấy được viên kẹo màu trắng";

d) H: "Không lấy được viên kẹo màu đỏ".

Đáp ánarrow-down-icon

Trong túi có \(5+3+7\) = 15 (viên kẹo). Do đó, số kết quá có thể là 15 .
Vì lấy ngẫu nhiên nên 15 kết quả có thể này là đồng khả năng.
a) Túi có 5 viên kẹo màu đen. Vậy có 5 kết quả thuận lợi cho \(E\). Do đó \(P(E)=\frac{5}{15}=\frac{1}{3}\).
b) Túi có 5 viên kẹo màu đen và 3 viên kẹo màu đỏ. Vậy có \(5+3=8\) kết quả thuận lợi cho F. Do đó \(P(F)=\frac{8}{15}\).
c) Túi có 7 viên kẹo màu trẩng. Vậy có 7 kết quả thuận lợi cho G. Do đó \(P(G)=\frac{7}{15}\).
d) Túi có 5 viên kẹo màu đen và 7 viên kẹo màu trắng, tức là có \(5+7=12\) viên kẹo không phải màu đó. Vậy có 12 kết quả thuận lợi cho H. Do đó \(P(H)=\frac{12}{15}=\frac{4}{5}\)

Câu hỏi 8.6

66

Trong một chiếc hộp có 15 tấm thẻ giống nhau được đánh số 10; 11;...; 24. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) A: "Rút được tấm thẻ ghi số lẻ";

b) B: "Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố".

Đáp ánarrow-down-icon

Có 15 kết quả có thể xảy ra. Do 15 tấm thẻ giống nhau nên 15 kết quả có thể này là đồng khả năng.
a) Có \(11 ; 13 ; 15 ; 17 ; 19 ; 21 ; 23\) là số lẻ nên có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Do đó xác suất của biến cố \(\mathrm{A}\) là \(P(A)=\frac{7}{15}\)
b) Có 11; 13; 17; 19; 23 là số nguyên tố nên có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố B.

Do đó xác suất của biến cố \(\mathrm{B}\) là \(P(B)=\frac{5}{15}=\frac{1}{3}\)

Câu hỏi 8.7

66

Trò chơi vòng quay may mắn.

Một bánh xe hình tròn được chia thành 12 hình quạt như nhau, trong đó có 2 hình quạt ghi 100 điểm, 2 hình quạt ghi 200 điểm, 2 hình quạt ghi 300 điểm, 2 hình quạt ghi 400 điểm, 1 hình quạt ghi 500 điểm, 2 hình quạt ghi 1 000 điểm, 1 hình quạt ghi 2000 điểm (H.8.3). Ở mỗi lượt, người chơi quay bánh xe. Mũi tên cố định gắn trên vành bánh xe dừng ở hình quạt nào thì người chơi nhận được số điểm ghi trên hình quạt đó.

Bài 8.7 trang 66 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Bạn Lan chơi trò chơi này. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) A: "Trong một lượt quay, Lan quay được 400 điểm";

b) B: "Trong một lượt quay, Lan được ít nhất 500 điểm".

Đáp ánarrow-down-icon

Mũi tên có thế dừng ở 1 trong 12 hình quạt như nhau nên 12 kết quá có thể này là đồng khả năng.

a) Có 2 hình quạt ghi 400 điểm nên có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Do đó, xác suất của biến cố A là \(P(A)=\frac{2}{12}=\frac{1}{6}\)

b) Lan quay được ít nhất 500 điếm, tức là Lan có thế quay được 500 điểm hoặc 1000 điếm hoặc 2000 điểm.

Có 1 hình quạt ghi 500 điếm, 2 hình quạt ghi 1000 điếm, 1 hình quạt ghi 2000 điểm nên có \(1+2+1=4\) kết quả thuận lợi cho biến cố \(\mathrm{B}\).

Do đó, xác suất của biến cố B là \(P(B)=\frac{4}{12}=\frac{1}{3}\)