Bài 12: Hình bình hành

Trang 57

Hoạt động 1

57

Trong Hình 3.28, có một hình bình hành. Đó là hình nào? Em có thể giải thích tại sao không?

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình 3.28

Đáp ánarrow-down-icon

Tứ giác trong Hình 3.28c là hình bình hành vì:

Ta so sánh độ dài các cạnh đối trong tứ giác bằng cách đếm số ô vuông trong hình.

Ta thấy AB = CD; AD = BC.

Thực hành 1

58

Vẽ hình bình hành, biết hai cạnh liên tiếp bằng 3 cm, 4 cm và góc xen giữa hai cạnh đó bằng \(60^o\). Hãy mô tả cách vẽ và giải thích tại sao hình vẽ được là hình bình hành.

 

Gợi ýarrow-down-icon

Vẽ hình theo đề bài và chứng minh tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối song song với nhau nên ABCD là hình bình hành.

Đáp ánarrow-down-icon

Giả sử hình bình hành \(A B C D\) có \(A D=3 \mathrm{~cm}, A B=4 \mathrm{~cm}\) và \(\widehat{B A D}=60^{\circ}\)
Cách vẽ:
- Vẽ cạnh \(A B=4 \mathrm{~cm}\).
- Vẽ \(\widehat{\mathrm{BAx}}=60^{\circ}\). Trên tia \(\mathrm{Ax}\) lấy điểm \(\mathrm{D}\) sao cho \(\mathrm{AD}=3 \mathrm{~cm}\).
- Kẻ By // AD, Dz // BC. Hai tia By và Dz cắt nhau tại \(C\), ta được hình bình hành \(A B C D\).
Hình vẽ được là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối song song ( \(A B\) // \(C D, A D\) // \(B C)\).

Hoạt động 2

58

Hãy nêu các tính chất của hình bình hành mà em đã biết.

 

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào hình bình hành để nêu các tính chất.

 

Đáp ánarrow-down-icon

Các tính chất của hình bình hành mà em đã biết:

- Hai cặp cạnh đối song song.

- Hai cặp cạnh đối bằng nhau.

Hoạt động 3

58

Cho hình bình hành ABCD (H.3.30).

a) Chứng minh \(\triangle A B C=\triangle C D A\).
Từ đó suy ra \(\mathrm{AB}=\mathrm{CD}, \mathrm{AD}=\mathrm{BC}\) và \(\widehat{A B C}=\widehat{C D A}\)
b) Chứng minh \(\triangle \mathrm{ABD}=\triangle \mathrm{CDB}\). Từ đó suy ra \(\widehat{D A B}=\widehat{B C D}\)
c) Gọi giao điểm của hai đường chéo \(A C, B D\) là \(O\). Chứng minh \(\triangle A O B=\triangle C O D\). Từ đó suy ra \(O A=O C, O B=O D\).

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng các tính chất của hình bình hành

Đáp ánarrow-down-icon

a) Vì \(A B C D\) là hình bình hành nên \(A B / / C D ; A D\) // \(B C\).
Suy ra \(\widehat{B A C}=\widehat{A C D} ; \widehat{B C A}=\widehat{D A C}\) (hai góc so le trong).
Xét \(\triangle \mathrm{ABC}\) và \(\triangle C D A\) có:
\(\widehat{B A C}=\widehat{A C D}\) (chứng minh trên);
Cạnh AC chung.
\(\widehat{B C A}=\widehat{D A C}\) (chứng minh trên);
Do đó \(\triangle A B C=\triangle C D A\) (g.c.g).
Suy ra \(\mathrm{AB}=\mathrm{CD}, \mathrm{AD}=\mathrm{BC}\) (các cặp cạnh tương ứng); \(\widehat{A B C}=\widehat{C \mathrm{DA}}\) (hai góc tương ứng).
b) Xét \(\triangle A B D\) và \(\triangle C D B\) có:
\(A B=C D\) (chứng minh trên);
\(\mathrm{AD}=\mathrm{BC}\) (chứng minh trên);
Cạnh BD chung.
Do đó \(\triangle \mathrm{ABD}=\triangle \mathrm{CDB}\).
Suy ra \(\widehat{D A B}=\widehat{B C D}\) (hai góc tương ứng).
c) Xét \(\triangle A O B\) và \(\triangle C O D\) có:
\(\widehat{B A C}=\widehat{A C D}\) (chứng minh trên);
\(\mathrm{AB}=\mathrm{CD}\) (chứng minh trên);
\(\widehat{B C A}=\widehat{D A C}\) (chứng minh trên);
Do đó \(\triangle \mathrm{AOB}=\triangle \mathrm{COD}\) (g.c.g).
Suy ra \(\mathrm{OA}=\mathrm{OC}, \mathrm{OB}=\mathrm{OD}\) (các cặp cạnh tương ứng).

Luyên tập 1

58

Cho tam giác ABC. Từ một điểm M tùy ý trên cạnh BC, kẻ đường thẳng song song với AB, cắt cạnh AC tại N và kẻ đường thẳng song song với AC, cắt AB tại P. Gọi I là trung điểm của đoạn NP. Chứng minh rằng I cũng là trung điểm của đoạn thẳng AM

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh APMN là hình bình hành.

 

Đáp ánarrow-down-icon

Xét tứ giác APMN có:

• MN // AP (vì MN // AB)

• MP // AN (vì MP // AC)

Do đó tứ giác APMN là hình bình hành.

Hình bình hành APMN có I là trung điểm của đoạn AP.

Do đó I là trung điểm của đoạn thẳng AM (đpcm).

Tranh luận

59

Tròn khẳng định: Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau. Ngược lại, hình thang có hai cạnh bên bằng nhau thì nó là hình thang cân.

Vuông lại cho rằng: Tròn sai rồi!

Có trường hợp hình thang có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó lại là hình bình hành mà không phải là hình thang cân.

Theo em, bạn nào đúng? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào tính chất của hình thang

 

Đáp ánarrow-down-icon

Khẳng định của bạn Vuông là đúng.

Trường hợp 1: Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau nhưng không song song với nhau thì hình thang đó là hình thang cân.

Hình minh họa:

Trường hợp 2: Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau và song song với nhau thì hình thang đó là hình bình hành.

Hình minh họa:

Câu hỏi 1

59

Hãy viết giả thiết, kết luận của Định lí 2.

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào định lí 2 vẽ hình và ghi giả thiết kết luận

 

 

Đáp ánarrow-down-icon

Luyện tập 2

59

Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB tại E và tia phân giác của góc B cắt CD tại F (H.3.32).

a) Chứng minh hai tam giác ADE và CBF là những tam giác cân, bằng nhau.

b) Tứ giác DEBF là hình gì? Tại sao?

Gợi ýarrow-down-icon

a) Sử dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh tam giác ADE, CBF là tam giác cân.

b) Chứng minh tứ giác DEBF có các cặp cạnh đối song song với nhan nên tứ giác DEBF là hình bình hành.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Vì \(A B C D\) là hình bình hành nên \(A B\) // \(C D\) hay \(B E\) // \(D F\).
Vì DE là tia phân giác của \(\widehat{A D C}\) nên \(\widehat{D_1}=\widehat{D_2}\)
Mà \(\widehat{D_1}=\widehat{E_1}\left(\mathrm{BE} / / \mathrm{DF}\right.\), hai góc so le trong) nên \(\widehat{D_2}=\widehat{E_1}\)
Suy ra tam giác ADE cân tại \(A\).
Tương tự ta cũng chứng minh được: tam giác BCF cân tại C.
Vì \(\mathrm{ABCD}\) là hình bình hành nên \(\mathrm{AD}=\mathrm{BC} ; \widehat{A}=\widehat{C} ; \widehat{A D C}=\widehat{A B C}\).
Vì \(A E\) là tia phân giác \(\widehat{A D C}\); BF là tia phân giác \(\widehat{A B C}\) nên
\(\widehat{B_1}=\widehat{B_2} ; \widehat{D_1}=\widehat{D_2}\) mà \(\widehat{A D C}=\widehat{A B C}\)
Do đó \(\widehat{B_1}=\widehat{B_2}=\widehat{D_1}=\widehat{D_2}\)
Xét \(\triangle \mathrm{ADE}\) và \(\triangle \mathrm{CBF}\) có:
\(\widehat{A}=\widehat{C}\) (chứng minh trên);
\(\mathrm{AD}=\mathrm{BC}\) (chứng minh trên);
\(\widehat{B_2}=\widehat{D_2}\) (chứng minh trên).
Do đó \(\triangle \mathrm{ADE}=\triangle \mathrm{CBF}\) (g.c.g).
b) Vì \(\widehat{B_1}=\widehat{B_2}=\widehat{D_1}=\widehat{D_2}\) mà \(\widehat{B_2}=\widehat{F_1}\) (vì tam giác BCF cân tại C)
Suy ra \(\widehat{D_1}=\widehat{F_1}\) (hai góc đồng vị).
Do đó \(\mathrm{DE} / / \mathrm{BF}\).
Tứ giác BEDF có:
\(\mathrm{BE} / / \mathrm{DF}\) (chứng minh trên);
\(\mathrm{DE} / / \mathrm{BF}\) (chứng minh trên).
Do đó, tứ giác BEDF là hình bình hành.

Thực hành 2

60

Chia một sợi dây xích thành bốn đoạn: hai đoạn dài bằng nhau, hai đoạn ngắn bằng nhau và đoạn dài, đoạn ngắn xen kẽ nhau. Hỏi khi móc hai đầu mút của sợi dây xích đó lại để được một tứ giác ABCD (có các đỉnh tại các điểm chia) như Hình 3.33 thì tứ giác ABCD là hình gì? Tại sao?

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh tứ giác ABCD có các cặp góc đối bằng nhau nên ABCD là hình bình hành.

Đáp ánarrow-down-icon

Đoạn dây xích được chia thành:

• Hai đoạn dài có độ dài bằng nhau, tức là AB = CD;

• Hai đoạn ngắn có độ dài bằng nhau, tức là AD = BC.

Tứ giác ABCD có AB = CD; AD = BC nên tứ giác ABCD là hình bình hành.

Câu hỏi 2

60

Hãy biết giả thiết, kết luận của Định lí 3.

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào định lí 3 vẽ hình và ghi giả thiết kết luận

 

Đáp ánarrow-down-icon

Giả thiết, kết luận của Định lí 3:

image.png

Luyện tập 3

61

Cho hai điểm A, B phân biệt và điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Gọi A’, B’ là các điểm sao cho O là trung điểm của AA’, BB’. Chứng minh rằng A’B’ = AB và đường thẳng A’B’ song song với đường thẳng AB.

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh tứ giác ABA’B’ là hình bình hành

 

 

Đáp ánarrow-down-icon

Ta hai điểm A, B phân biệt và điểm O không nằm trên đường thẳng AB.

Mà O là trung điểm của AA’, BB’ nên O là trung điểm của hai đường chéo của tứ giác ABA’B’.

Do đó tứ giác ABA’B’ là hình bình hành.

Vận dụng

61

Trở lại bài toán mở đầu. Em hãy vẽ hình và nêu cách vẽ con đường cần mở đi qua O sao cho theo con đường đó, hai đoạn đường từ O tới a và tới b bằng nhau.

Gợi ýarrow-down-icon

- Vẽ bài toán theo yêu câu

- Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành

 

Đáp ánarrow-down-icon

Gọi điểm giao nhau giữa hai đường thẳng a và b là điểm O

- Vẽ tia Ax đi qua điểm O. Trên tia Ax lấy điểm B sao cho OA = OB.

- Qua B vẽ tia By // Ab; Bz // Aa cắt hai tia Aa và Bb lần lượt tại hai điểm C và D.

Khi đó, tứ giác ACBD là hình bình hành (vì AC // BD; AD // BC) có O là trung điểm AB nên O là trung điểm của CD.

Hai đoạn đường từ điểm O đến con đường a và b bằng nhau, tức là OC = OD.

Vậy con đường cần mở đường thẳng đi qua hai điểm C và D.

Bài tập 3.13

61

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Vì sao?

a) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.

b) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.

c) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng song song là hình bình hành.

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào định nghĩa và tính chất của hình bình hành.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành là khẳng định đúng vì khi đó tứ giác có hai cặp cạnh đối song song nên là hình bình hành.

b) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân hoặc hình bình hành.

Vậy khẳng định b) sai.

c) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng song song hay có hai cặp cạnh đối song song nên

tứ giác đó là hình bình hành.

Vậy khẳng định c) đúng.

Bài tập 3.14

61

Tính các góc còn lại của hình bình hành ABCD trong Hình 3.35.

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng định lí tổng bốn góc trong tứ giác và hình bình hành

Đáp ánarrow-down-icon

Vì \(\mathrm{ABCD}\) là hình bình hành nên: \(\widehat{A}=\widehat{C} ; \widehat{B}=\widehat{D}\) ta có:
\(\begin{aligned}& \widehat{A}=\widehat{C}=100^{\circ} \\& \widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^{\circ} \\& 100^{\circ}+\widehat{B}+100^{\circ}+\widehat{B}=360^{\circ} \\& 2 \widehat{B}+200^{\circ}=360^{\circ}\end{aligned}\)
Suy ra: \(2 \widehat{B}=360^{\circ}-200^{\circ}=160^{\circ}\)
Do đó: \(\widehat{B}=80^{\circ}\) suy ra: \(\widehat{B}=\widehat{D}=80^{\circ}\)
Vậy các góc của hình bình hành \(\mathrm{ABCD}\) là: \(\widehat{A}=100^{\circ} ; \widehat{C}=100^{\circ} ; \widehat{B}=80^{\circ} ; \widehat{D}=80^{\circ}\)

Bài tập 3.15

61

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD. Chứng minh BF = DE.
 

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng các tính chất của hình bình hành

+ Các cạnh đối bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Đáp ánarrow-down-icon

Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD, AB // CD.

Mà E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD nên AE = BE, CF = DF.

Do đó AE = BE = CF = DF.

Xét tứ giác BEDF có:

BE = DF (chứng minh trên);

BE // DF (vì AB // CD)

Do đó tứ giác BEDF là hình bình hành.

Suy ra BF = DE (đpcm).

Bài 3.16

61

Trong mỗi trường hợp sau đây, tứ giác nào là hình bình hành, tứ giác nào không là hình bình hành? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

Áp dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^{\circ}\)

Đáp ánarrow-down-icon

* Hình 3.36 a)
Xét tứ giác \(\mathrm{ABCD}\) có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^{\circ}\)
\(100^{\circ}+80^{\circ}+100^{\circ}+\widehat{D}=360^{\circ}\)
\(280^{\circ}+\widehat{D}=360^{\circ}\)
Suy ra \(\widehat{D}=360^{\circ}-280^{\circ}=80^{\circ}\)
Tứ giác \(\mathrm{ABCD}\) có: \(\widehat{A}=\widehat{C}=100^{\circ} ; \widehat{B}=\widehat{D}=80^{\circ}\)
Do đó, tứ giác \(A B C D\) là hình bình hành.
* Hình 3.36 b)
Xét tứ giác \(\mathrm{ABCD}\) có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^{\circ}\)
\(75^{\circ}+\widehat{B}+75^{\circ}+90^{\circ}=360^{\circ}\)
\(240^{\circ}+\widehat{B}=360^{\circ}\)
Suy ra \(\widehat{B}=360^{\circ}-240^{\circ}=120^{\circ}\)
Tứ giác \(\mathrm{ABCD}\) có: \(\widehat{A}=\widehat{C}=100^{\circ}\) nhưng \(\widehat{B} \neq \widehat{D}\left(80^{\circ} \neq 90^{\circ}\right)\)
Do đó, tứ giác \(A B C D\) không là hình bình hành.
* Hình 3.36c)
Xét tứ giác \(\mathrm{ABCD}\) có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^{\circ}\)
\(70^{\circ}+110^{\circ}+\widehat{C}+110^{\circ}=360^{\circ}\)
\(\widehat{C}+290^{\circ}=360^{\circ}\)
Suy ra \(\widehat{C}=360^{\circ}-290^{\circ}=70^{\circ}\)
Tứ giác \(\mathrm{ABCD}\) có: \(\widehat{A}=\widehat{C}=70^{\circ} ; \widehat{B}=\widehat{D}=110^{\circ}\)
Do đó, tứ giác \(A B C D\) là hình bình hành.
Vậy tứ giác \(A B C D\) trong Hình 3.36a) và 3.36c) là hình bình hành; tứ giác \(A B C D\) trong Hình 3.36b) không là hình bình hành.

Bài tập 3.17

61

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. Chứng minh rằng:

a) Hai tứ giác AEFD, AECF là những hình bình hành;

b) EF = AD, AF = EC.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Chứng minh tứ giác tứ giác AEFD, AECF có cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên tứ giác AEFD, AECF là hình bình hành.

b) Sử dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh EF = AD; AF = EC.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD, AB // CD.

Mà E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD nên AE = BE, CF = DF.

Do đó AE = BE = CF = DF.

• Xét tứ giác AEFD có:

AE // DF (vì AB // CD);

AE = DF (chứng minh trên)

Do đó tứ giác AEFD là hình bình hành.

• Xét tứ giác AECF có:

AE // CF (vì AB // CD);

AE = CF (chứng minh trên)

Do đó tứ giác AECF là hình bình hành.

Vậy hai tứ giác AEFD, AECF là những hình bình hành.

b) Vì tứ giác AEFD là hình bình hành nên EF = AD.

Vì tứ giác AECF là hình bình hành nên AF = EC.

Vậy EF = AD, AF = EC.

Bài tập 3.18

61

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành ABCD. Một đường thẳng đi qua O lần lượt cắt các cạnh AB, CD của hình bình hành tại hai điểm M, N. Chứng minh ∆OAM = ∆OCN. Từ đó suy ra tứ giác MBND là hình bình hành.

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh tứ giác MBND có:

• BM // DN (vì AB // CD)

• BM = DN

Do đó, tứ giác MBND là hình bình hành.

Đáp ánarrow-down-icon

Vì \(A B C D\) là hình bình hành nên ta có:
- Hai đường chéo \(\mathrm{AC}\) và \(\mathrm{BD}\) cắt nhau tại \(\mathrm{O}\) nên \(\mathrm{OA}=\mathrm{OC}, \mathrm{OB}=\mathrm{OD}\).
\(A B\) // CD nên AM // CN suy ra \(\widehat{O A M}=\widehat{O C N}\) (hai góc so le trong).
Xét \(\triangle \mathrm{OAM}\) và \(\triangle \mathrm{OCN}\) có:
\(\widehat{O A M}=\widehat{O C N}\) (chứng minh trên)
\(\mathrm{OA}=\mathrm{OC}\) (chứng minh trên)
\(\widehat{A O M}=\widehat{C O N}\) (hai góc đối đỉnh)
Do đó \(\triangle \mathrm{OAM}=\triangle \mathrm{OCN}\) (g.c.g).
Suy ra \(\mathrm{AM}=\mathrm{CN}\) (hai cạnh tương ứng)
Mặt khác, \(A B=C D\) (chứng minh trên); \(A B=A M+B M ; C D=C N+D N\).
Suy ra \(\mathrm{BM}=\mathrm{DN}\).
Xét tứ giác MBND có:
- BM // DN (vì AB // CD)
- BM = DN (chứng minh trên)
Do đó, tứ giác MBND là hình bình hành.