Bài 5: Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ

Luyện tập vận dụng

28

Sử dụng máy tính cầm tay để viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn:

a) \(\frac{1}{9};\)                       

b) \(\frac{{ - 11}}{{45}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng máy tính cầm tay để chia tử cho mẫu và viết kết quả.

Đáp ánarrow-down-icon

a) \(\frac{1}{9} = 0,\left( 1 \right)\)                       

b) \(\frac{{ - 11}}{{45}} =  - 0,2\left( 4 \right)\)

Bài tập 1

29

Viết mỗi phân số sau dưới dạng số thập phân hữu hạn: \(\frac{{13}}{{16}};\frac{{ - 18}}{{150}}\).

Gợi ýarrow-down-icon

Thực hiện phép chia tử số cho mẫu số.

Đáp ánarrow-down-icon

Viết mỗi phân số sau dưới dạng số thập phân hữu hạn:

 \(\frac{{13}}{{16}} = 0,8125;\,\,\frac{{ - 18}}{{150}} =  - 0,12\).

Bài tập 2

29

Viết mỗi phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để nhận rõ chu kì)\(\frac{5}{{111}};\frac{{ - 7}}{{18}}\).

Gợi ýarrow-down-icon

Thực hiện phép chia tử số cho mẫu số.

Đáp ánarrow-down-icon

\(\frac{5}{{111}} = 0,\left( {045} \right);\,\,\,\frac{{ - 7}}{{18}} = -0,3\left( 8 \right)\)

Bài tập 3

29

Viết mỗi số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản:

a) 6,5            

b) -1,28              

c) -0,124

Gợi ýarrow-down-icon

\(a,b = \frac{{\overline {ab} }}{{10}};\,\,\,a,bc = \frac{{\overline {abc} }}{{100}};\,\,\,a,bcd = \frac{{\overline {abcd} }}{{1000}}\)

Rút gọn về dạng phân số tối giản

Đáp ánarrow-down-icon

\(a)\;\;6,5\; = \frac{{65}}{{10}} = \frac{{13}}{2}\)

b) \(- 1,28 = \frac{{ - 128}}{{100}} = \frac{{ - 32}}{{25}}\)

c) \(-0,124 = \frac{{-124}}{{1000}} = \frac{{-31}}{{250}}\)

Bài tập 4

29

Sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện mỗi phép chia sau:

a) 1:999      

b) 8,5:3         

c) 14,2:3,3.

Gợi ýarrow-down-icon

Dùng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính trên.

Đáp ánarrow-down-icon

\(a){\rm{ }}1:999 = 0,\left( {001} \right)\;\;\;\;\;b){\rm{ }}8,5:3 = 2,8\left( 3 \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;c){\rm{ }}14,2:3,3 = 4,\left( {30} \right).\)