Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực

Khởi động

44

Hình 5 mô tả một vật chuyển động từ điểm gốc O theo chiều ngược với chiều dương của trục số. Sau 1 giờ, vật đến điểm -40 trên trục số (đơn vị đo trên trục số là ki-lô-mét)

Hỏi vật đã chuyển động được quãng đường bao nhiêu ki-lô-mét sau 1 giờ?

Làm thế nào để biểu diễn được quãng đường đó thông qua số thực -40?

Gợi ýarrow-down-icon

Khoảng cách từ 0 đến -40 là quãng đường vật đã chuyển động được trong 1 giờ.

Đáp ánarrow-down-icon

Vật đã chuyển động được quãng đường là:

0 – (- 40) =  40 (km)

Để biểu diễn được quãng đường đó thông qua số thực -40, ta sử dụng khái niệm giá trị tuyệt đối (|-40|=40)

Hoạt động 1

44

a) Hãy biểu diễn hai số -5 và 5 trên cùng một trục số.

b) Tính khoảng cách từ điểm 5 đến điểm 0.

c) Tính khoảng cách từ điểm -5 đến điểm 0.

Gợi ýarrow-down-icon

Vẽ trục số.

Điểm -5 biểu diễn bởi điểm nằm bên trái gốc 0 và cách gốc 0 một khoảng là 5 đơn vị.

Điểm 5 biểu diễn bởi điểm nằm bên phải gốc 0 và cách gốc 0 một khoảng là 5 đơn vị.

Đáp ánarrow-down-icon

a)

b) Khoảng cách từ điểm 5 đến điểm 0 là: 5 đơn vị

c) Khoảng cách từ điểm - 5 đến điểm 0 là: 5 đơn vị

Luyện tập vận dụng 1

45

So sánh giá trị tuyệt đối của hai số thực a,b trong mỗi trường hợp sau:

Gợi ýarrow-down-icon

Giá trị tuyệt đối của 1 số là khoảng cách từ điểm biểu diễn số đó đến điểm 0 trên trục số

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ta có: |a| = OA; |b|  = OB

Vì OA > OB  nên |a| > |b|

b) Ta có: |a| = OA; |b|  = OB

Vì OA < OB  nên |a| < |b|

Chú ý:

Điểm càng xa gốc 0 thì giá trị tuyệt đối của nó càng lớn

Hoạt động 2

45

Tìm |x| trong mỗi trường hợp sau:

a) x = 0,5;        

b) \(x =  - \frac{3}{2}\);          

c) x = 0;           

d) x = -4;        

e) x = 4.

Gợi ýarrow-down-icon

+ Nếu x > 0 thì |x| = x

+ Nếu x < 0 thì |x|= -x

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0

Đáp ánarrow-down-icon

\(\begin{array}{l}a){\rm{|0,5| = 0,5;}}\\{\rm{b) | - }}\frac{3}{2}| = \frac{3}{2};\\c)|0| = 0;\\d)| - 4| = 4;\\e)|4| = 4\end{array}\)

Luyện tập vận dụng 2

46

Tìm |-79|; |10,7|; \(\left| {\sqrt {11} } \right|;\left| {\frac{{ - 5}}{9}} \right|\)

Gợi ýarrow-down-icon

+ Nếu x > 0 thì |x| = x

+ Nếu x < 0 thì |x|= -x

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0

Đáp ánarrow-down-icon

\(\left| { - 79} \right| = 79;{\rm{ }}\left| {10,7} \right| = 10,7;\)\(\left| {\sqrt {11} } \right| = \sqrt {11} ;\left| {\frac{{ - 5}}{9}} \right| = \frac{5}{9}\)

Luyện tập vận dụng 3

46

Cho x = -12. Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:

a) 18 + |x|

b) 25 - |x|

c) |3+x| - |7|

Gợi ýarrow-down-icon

a) ,b) Tìm |x| rồi thay vào từng biểu thức

c) Tính |3 + x| , |7| rồi tính giá trị biểu thức

Đáp ánarrow-down-icon

Vì x = -12 nên |x| = 12

a) 18 + |x| = 18 + 12 = 30;

b) 25 - |x| = 25 – 12 = 13;

c) |3+x| - |7| = |3 + (-12)| - 7  =  | 3+(-12)| - 7 = |-9| - 7 = 9 – 7 = 2

Bài tập 1

47

Tìm: \(\left| { - 59} \right|;\left| { - \frac{3}{7}} \right|;\left| {1,23} \right|;\left| { - \sqrt 7 } \right|\)

Gợi ýarrow-down-icon

+ Nếu x > 0 thì |x| = x

+ Nếu x < 0 thì |x|= -x

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0

Đáp ánarrow-down-icon

\(\left| { - 59} \right| = 59;\left| { - \frac{3}{7}} \right| = \frac{3}{7};\left| {1,23} \right| = 1,23;\left| { - \sqrt 7 } \right| = \sqrt 7 \)

Bài tập 2

47

Chọn dấu “<”, “>”, “ =” thích hợp cho

Gợi ýarrow-down-icon

+ Nếu x > 0 thì |x| = x

+ Nếu x < 0 thì |x|= -x

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0

Đáp ánarrow-down-icon

Chú ý:

\(|x| \ge x\) với mọi x

Bài tập 3

47

Tính giá trị biểu thức:

a) |-137| + |-363|;         

b) |-28| - |98|;               

c) (-200) - |-25|.|3|

Gợi ýarrow-down-icon

Tính giá trị của số trong dấu | | trước:

+ Nếu x > 0 thì |x| = x

+ Nếu x < 0 thì |x|= -x

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0

Đáp ánarrow-down-icon

a) |-137| + |-363|=137 + 363 = 500;   

b) |-28| - |98| = 28 – 98 = -(98 – 28) = - 70;

c) (-200) - |-25|.|3| = (-200) – 25 . 3 = (-200) – 75 = -(200 + 75) = -275

Bài tập 4

47

Tìm x, biết:

a) |x| = 4;         

b) |x| = \(\sqrt 7\);      

c) |x+5| = 0;     

d) \(\left| {x - \sqrt 2 } \right|\) = 0

Gợi ýarrow-down-icon

+) |x| = a (a > 0) thì \(\left[ {_{x =  - a}^{x = a}} \right.\)

+) |x| = 0 khi x = 0

Đáp ánarrow-down-icon

a) |x| = 4

\(\left[ {_{x =  - 4}^{x = 4}} \right.\)

Vậy \(x \in \{ 4; - 4\}\)

b) |x| = \(\sqrt 7\)

\(\left[ {_{x =  - \sqrt 7 }^{x = \sqrt 7 }} \right.\)

Vậy \(x \in \{ \sqrt 7 ; - \sqrt 7 \}\)

c) |x+5| = 0

x+5 = 0

x = -5

Vậy x = -5

d) \(\left| {x - \sqrt 2 } \right|\) = 0

x - \(\sqrt 2\) = 0

x = \(\sqrt 2\)

Vậy x =\(\sqrt 2\)

Bài tập 5

47

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số dương.

b) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số không âm.

c) Giá trị tuyệt đối của một số thực là số đối của nó.

d) Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

Gợi ýarrow-down-icon

+ Nếu x > 0 thì |x| = x

+ Nếu x < 0 thì |x|= -x

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0

Đáp ánarrow-down-icon

a) Sai vì | 0| = 0 không phải là 1 số dương

b) Đúng

c) Sai vì giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó

d) Đúng

Bài tập 6

47

So sánh hai số a và b trong mỗi trường hợp sau:

a) a, b là hai số dương và |a| < |b|;

b) a, b là hai số âm và |a| < |b|

Gợi ýarrow-down-icon

+ Nếu x > 0 thì |x| = x

+ Nếu x < 0 thì |x|= -x

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0

Đáp ánarrow-down-icon

a) Khi a, b là hai số dương:

|a| = a; |b| = b

Khi đó, |a| < |b| , tức là a < b

Vậy a < b

b) Khi a, b là hai số âm:

|a| = - a; |b| = - b

Khi đó, |a| < |b| , tức là - a < - b hay a > b

Vậy a > b