Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác

Khởi động

116

Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của A, B, C trên các đường thẳng BC, CA, AB (Hình 132).

 

Em có nhận xét gì về ba đường thẳng AM, BN, CP?

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát Hình 132 rồi đưa ra nhận xét về ba đường thẳng AM, BN, CP.

Đáp ánarrow-down-icon

Ba đường thẳng AM, BN, CP lần lượt vuông góc với ba cạnh BC, AC, AB của tam giác và chúng giao nhau tại một điểm.

Hoạt động 1

116

Cho tam giác ABC ( Hình 133). Bằng cách sử dụng ê ke, vẽ hình chiếu M của điểm A trên đường thẳng BC.

Gợi ýarrow-down-icon

Kẻ đường thẳng qua A, vuông góc với BC tại M

Đáp ánarrow-down-icon

Luyện tập vận dụng 1

117

Cho tam giác ABC vuông tại A. Hãy đọc tên đường cao đi qua B, đường cao đi qua C.

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình vẽ tam giác ABC vuông tại A để xác định đường cao đi qua B và đường cao đi qua C.

Đáp ánarrow-down-icon

Đường cao đi qua B là AB.

Đường cao đi qua C là AC.

Hoạt động 2

117

Quan sát ba đường cao AM, BN, CP của tam giác ABC (Hình 137), cho biết ba đường cao đó có cùng đi qua một điểm hay không.

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát Hình 137 để xem ba đường cao AM, BN, CP có cùng đi qua một điểm hay không.

Đáp ánarrow-down-icon

Ba đường cao AM, BN, CP có cùng đi qua một điểm là điểm H.

Luyện tập vận dụng 2

117

Cho tam giác đều ABC có trọng tâm là G. Chứng minh G cũng là trực tâm của tam giác ABC.

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh G là trực tâm của tam giác ABC bằng cách chứng minh G là giao điểm của ba đường cao của tam giác ABC.

Đáp ánarrow-down-icon

Tam giác ABC đều nên AB = AC = BC.

G là trọng tâm tam giác ABC nên AD, BE, CF là các đường trung tuyến trong tam giác.

Suy ra: AF = BF = AE = CE = BD = CD.

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:

     AB = AC (tam giác ABC đều);

     AD chung

     BD = CD (D là trung điểm của đoạn thẳng BC).

Vậy \(\Delta ADB = \Delta ADC\)(c.c.c) nên \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}\) ( 2 góc tương ứng).

Mà ba điểm B, D, C thẳng hàng nên \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC} = 90^\circ\)hay \(AD \bot BC\). (1)

Tương tự ta có:

\(\widehat {AEB} = \widehat {CEB} = 90^\circ\) hay\(BE \bot AC\). (2)

\(\widehat {AFC} = \widehat {BFC} = 90^\circ\) hay\(CF \bot AB\). (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra G là giao điểm của ba đường cao AD, BE, CF.

Vậy G cũng là trực tâm của tam giác ABC.

Luyện tập vận dụng 3

118

Cho tam giác ABC có trực tâm H cũng là trọng tâm của tam giác. Chứng minh tam giác ABC đều.

Gợi ýarrow-down-icon

Chứng minh AB = AC = BC

Đáp ánarrow-down-icon

Giả sử tam giác ABC có H vừa là trực tâm, vừa là trọng tâm tam giác ABC. Ta phải chứng minh tam giác ABC đều.

Vì H là trọng tâm tam giác ABC nên AD, BE, CF vừa là các đường cao, vừa là các đường trung tuyến trong tam giác.

Suy ra: AF = BF = AE = CE = BD = CD;

\(AD \bot BC; BE \bot AC; CF \bot AB\)

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:

     AD chung

    \(\widehat{ADB}=\widehat{ADC} (=90^0)\)

     BD = CD (D là trung điểm của đoạn thẳng BC).

Vậy \(\Delta ADB = \Delta ADC\)(c.g.c) nên AB = AC ( 2 cạnh tương ứng).

Tương tự, ta cũng được, AC = BC

Xét tam giác ABC có AB = AC = BC nên là tam giác đều.

Vậy tam giác ABC có trực tâm H cũng là trọng tâm của tam giác thì tam giác ABC đều.

Bài tập 1

118

Cho tam giác ABC có H là trực tâm, H không trùng với đỉnh nào của tam giác. Nêu một tính chất của cặp đường thẳng:

a) AH và BC;                              

b) BH và CA;                             

c) CH và AB.

Gợi ýarrow-down-icon

Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường cao của tam giác đó.

Đáp ánarrow-down-icon

Tam giác ABC có H là trực tâm nên:

a) \(AH \bot BC\);

b) \(BH \bot AC\);

c) \(CH \bot AC\)

Bài tập 2

118

Cho tam giác ABC. Vẽ trực tâm H của tam giác ABC và nhận xét vị trí của nó trong các trường hợp sau:

a) Tam giác ABC nhọn;

b) Tam giác ABC vuông tại A;

c) Tam giác ABC có góc A tù.

Gợi ýarrow-down-icon

Vẽ trực tâm H của tam giác ABC trong từng trường hợp và nhận xét.

(Trực tâm là giao điểm của ba đường cao của tam giác đó).

Đáp ánarrow-down-icon

a)

 

Nhận xét: H là một điểm nằm trong tam giác ABC.

b)

 

Nhận xét: H trùng với đỉnh A của tam giác ABC.

c)

 

Nhận xét: H nằm ngoài tam giác ABC.

Bài tập 3

118

Cho tam giác nhọn ABC và điểm D nằm trong tam giác. Chứng minh rằng nếu DA vuông góc với BC và DB vuông góc CA thì DC vuông góc với AB.

Gợi ýarrow-down-icon

Ba đường cao của tam giác giao nhau tại một điểm.

Đáp ánarrow-down-icon

Xét tam giác ABC có: D nằm trong tam giác và \(DA \bot BC;DB \bot CA\).

Suy ra: D là giao điểm của hai đường cao của tam giác ABC hay D là trực tâm của tam giác ABC.

Vậy \(DC \bot AB\).

Bài tập 4

118

Cho tam giác nhọn ABC. Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H, \(\widehat {HCA} = 25^\circ \). Tính \(\widehat {BAC}\)\(\widehat {HBA}\).

Gợi ýarrow-down-icon

Tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông bằng 90°.

Đáp ánarrow-down-icon

Xét tam giác AFC có: \(\widehat {HCA} = 25^\circ\)\(\widehat {AFC} = 90^\circ\) (vì CF vuông góc với AB).

Nên: \(\widehat {FAC} = \widehat {BAC} = 90^\circ  - 25^\circ  = 65^\circ\).

Xét tam giác AEB có: \(\widehat {BAC} = 65^\circ\)\(\widehat {AEB} = 90^\circ\)(vì BE vuông góc với AC).

Nên: \(\widehat {ABE} = \widehat {HBA} = 90^\circ  - 65^\circ  = 25^\circ\).

Bài tập 5

118

Trong Hình 139, cho biết AB // CD, AD // BC; H, K lần lượt là trực tâm các tam giác ABC và ACD. Chứng minh AK // CH và AH // CK.

 

Gợi ýarrow-down-icon

Áp dụng tính chất: 

+ Nếu \(a//b; a \bot c \) thì \(b \bot c\)

+ Nếu \(a \bot c; b \bot c\) thì \(a//b\)

Đáp ánarrow-down-icon

Vì AD // BC, mà K \(\in\) AD, H \(\in\) BC nên AK // CH

Vì \(CK \bot AD; BC // AD\) nên \(CK \bot BC\)

\(AH \bot BC\)

\(\Rightarrow AH // CK\)

Bài tập 6

118

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Chứng minh rằng:

a) Nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau;

b) Nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Trong tam giác đều: đường trung tuyến đồng thời là đường cao và đường phân giác.

b) Chứng minh hai trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC  là tam giác đều: Chứng minh G và O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ta có:

     G là trọng tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường trung tuyến);

     H là trực tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường cao);

     I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC;

     O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC (Đường trung trực đi qua trung điểm của cạnh và vuông góc với cạnh tại trung điểm đó).

Mà tam giác ABC đều nên trong tam giác ABC đường trung tuyến đồng thời là đường cao và là đường phân giác.

Vậy bốn điểm G, H, I, O trùng nhau hay nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau.

b) 

Giả sử trong tam giác ABC có hai điểm trùng nhau là H (trực tâm của tam giác) và I (giao của ba đường phân giác).

Hay AD, BE, CF vừa là đường cao, vừa là đường phân giác của tam giác ABC.

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:

\(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\) ( vì AD là tia phân giác của góc BAC)

AD chung;

\(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}(=90^0)\) (vì \(AD \bot BC\));

Vậy \(\Delta ADB = \Delta ADC\)(g.c.g). Suy ra: AB = AC( 2 cạnh tương ứng). (1)

Tương tự ta có: \(\Delta AEB = \Delta CEB\)(c.g.c). Suy ra: AB = BC ( 2 cạnh tương ứng). (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AB = BC = AC.

Vậy tam giác ABC đều hay nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.