Luyện tập chung

Bài tập 6.37

26

Tính: a)\(\frac{-1}{2}+\frac{5}{6}+\frac{1}{3}\)

b)\(\frac{-3}{8}+\frac{7}{4}- \frac{1}{12}\)

c)\(\frac{3}{5}: (\frac{1}{4}. \frac{7}{5})\)

d)\(\frac{10}{11}+\frac{4}{11}: 4 - \frac{1}{8}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Thực hiện đúng thứ tự thực hiện phép tính trong ngoặc trước --> nhân, chia --> cộng, trừ

Đáp ánarrow-down-icon

 a)\(\frac{-1}{2}+\frac{5}{6}+\frac{1}{3}=\frac{-3}{6}+\frac{5}{6} +\frac{2}{6}=\frac{4}{6}=\frac{2}{3}\)

b)\(\frac{-3}{8}+\frac{7}{4}- \frac{1}{12}=\frac{-9}{24}+ \frac{42}{24} - \frac{2}{24}=\frac{31}{24}\)

c)\(\frac{3}{5}: (\frac{1}{4}.\frac{7}{5})=\frac{3}{5}: \frac{7}{20}= \frac{3}{5}. \frac{20}{7}=\frac{12}{7}\)

d)\(\frac{10}{11}+\frac{4}{11}:4-\frac{1}{8}=\frac{10}{11}+ \frac{4}{11}.\frac{1}{4}-\frac{1}{8}=\frac{10}{11}+ \frac{1}{11} - \frac{1}{8}\)\(= 1- \frac{1}{8}=\frac{7}{8}\)

Bài tập 6.38 Tính một cách hợp lí

26

Tính một cách hợp lí

B=\(\frac{5}{13}.\frac{8}{15} + \frac{5}{13}.\frac{26}{15} - \frac{5}{13}. \frac{8}{15}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng tính chất phân phối giữa phép nhân và phép cộng: \(a.b+ a.c+a.d= a(b+c+d)\)

Đáp ánarrow-down-icon

 B=\(\frac{5}{13}.\frac{8}{15} + \frac{5}{13}.\frac{26}{15} - \frac{5}{13}. \frac{8}{15}\)

\(=\frac{5}{13}.(\frac{8}{15} +\frac{26}{15} - \frac{8}{15})\)

\(=\frac{5}{13}.\frac{26}{15}\)

\(=\frac{2}{3}\)

Bài tập 6.39

26

Tính giá trị của biểu thức sau:

B=\(\frac{1}{3}.b+ \frac{2}{9}.b – b: \frac{9}{4}\) với \(b=\frac{9}{10}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Đặt b làm thừa số chung, thu gọn B rồi thay \(b=\frac{9}{10}\) vào B

Đáp ánarrow-down-icon

\(B=\frac{1}{3}.b+\frac{2}{9}.b– b: \frac{9}{4}= \frac{1}{3}.b+\frac{2}{9}.b – b. \frac{4}{9}\)

\(=b(\frac{1}{3}+\frac{2}{9}-\frac{4}{9})=b. (\frac{3}{9}+\frac{2}{9}-\frac{4}{9})= b. \frac{1}{9}\)

Thay \(b=\frac{9}{10}\) vào B, ta được

\(=\frac{9}{10}. \frac{1}{9}= \frac{1}{10}\)

Bài tập 6.40

26

Nam cắt một chiếc bánh nướng hình vuông thành 3 phần không bằng nhau( như hình vẽ). Nam đã ăn 2 phần bánh, tổng cộng là \(\frac{1}{2}\) chiếc bánh. Đố em biết Nam đã ăn hai phần bánh nào?

Gợi ýarrow-down-icon

Phần còn lại của chiếc bánh chiếm \(\frac{1}{2}\) còn lại của chiếc bánh

Đáp ánarrow-down-icon

 Cách 1: Nam còn lại:

1 - \(\frac{1}{2}\)= \(\frac{1}{2}\)( chiếc bánh)

Như vậy phần còn lại của chiếc bánh sau khi Nam ăn là: \(\frac{4}{8}\)

Do đó, Nam đã ăn 2 phần bánh là \(\frac{1}{8}\)\(\frac{3}{8}\)

Cách 2: Tổng của 2 phần bánh là \(\frac{1}{2}\). Do đó, 2 phần bánh Nam đã ăn là \(\frac{1}{8}\)\(\frac{3}{8}\)

Bài tập 6.41

26

Để làm một chiếc bánh chưng trong dịp tết Nguyên đán, Vân phải chuẩn bị: gạo nếp, đậu xanh không vỏ, thịt ba chỉ, lá dong và các gia vị khác. Khối lượng đậu xanh bằng \(\frac{3}{5}\) khối lượng gạo nếp và gấp \(\frac{3}{2}\) khối lượng thịt ba chỉ.

Nếu có 150 gam đậu xanh thì cần bao nhiêu gam gạo nếp và bao nhiêu gam thịt ba chỉ?

Gợi ýarrow-down-icon

Tìm 1 số biết \(\frac{m}{n}\) của nó bằng a: Số cần tìm là: a : \(\frac{m}{n}\)

Đáp ánarrow-down-icon

Nếu có 150 gam đậu xanh thì cần số gam gạo nếp là:

150: \(\frac{3}{5}\)= 250(gam)

Nếu có 150 gam đậu xanh thì cần số gam thịt ba chỉ là:

150: \(\frac{3}{2}\)= 100(gam)

Vậy nếu có 150 gam đậu xanh thì cần 250 gam gạo nếp và 100 gam thịt ba chỉ.

Bài tập 6.42

26

Hà thường đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 12 km/h, hết \(\frac{1}{5}\) giờ. Hôm nay, xe đạp bị hỏng nên Hà phải đi bộ đến trường với vận tốc 5 km/h. Hỏi hôm nay Hà đi đến trường mất bao lâu?

Gợi ýarrow-down-icon

* Tính quãng đường từ nhà đến trường: Quãng đường = vận tốc. thời gian

* Tính thời gian đi học: Thời gian = Quãng đường : vận tốc

Đáp ánarrow-down-icon

Quãng đường từ nhà đến trường là:

12. \(\frac{1}{5}= \frac{12}{5}\)(km)

Thời gian Hà đi học hôm nay là:

\(\frac{12}{5}: 5= \frac{12}{25}\)( giờ)