Bài tập cuối chương III

Bài tập 3.50

82

Dùng số âm để diễn tả các thông tin sau:

a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 60\(^o\)C dưới 0°C.

b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng.

Gợi ýarrow-down-icon

Nhiệt độ dưới 0oC và số tiền lỗ được biểu thị bằng số âm

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến -60\(^o\)C.

b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã thu về - 2 triệu đồng

Bài tập 3.51

82

Trong các số a, b, c, d, số nào dương, số nào âm nếu:

a > 0;            b < 0;          c \( \ge \)1:                d\( \le \)- 2.

Gợi ýarrow-down-icon

So sánh với số 0

+Các số lớn hơn 0 là số dương

+Các số nhỏ hơn 0 là số âm

Đáp ánarrow-down-icon

Ta có: +) a > 0 nên a là số dương

+) b < 0 nên b là số âm

+) c ≥ 1 > 0 nên c là số dương

+) d ≤ -2 < 0 nên d là số âm.

Vậy: Các số dương là : a, c

Các số âm là: b, d

Bài tập 3.52

82

Liệt kê các phần tử của tập hợp sau rồi tính tổng của chúng

a) S = \({\rm{\{ }}x \in \mathbb{Z}| - 5 < x \le 5\} ;\)

b) T = \({\rm{\{ }}x \in \mathbb{Z}| - 7 \le x < 1\} .\)

Gợi ýarrow-down-icon

a) Liệt kê các số lớn hơn âm 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 5. Sau đó tính tổng

b) Liệt kê các số lớn hơn hoặc bằng âm 7 và nhỏ hơn 1.

Đáp ánarrow-down-icon

a) S = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}

Tổng các phần tử trong S:

(-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0+ 1 + 2 + 3 + 4 + 5

= [(-4)+4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) +1] + 0 + 5

= 0+0+0+0+0+5

= 5

b) T = {-7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0}

Tổng các phần tử trong T:

(-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 = -28

Bài tập 3.53

82

a) 15.(-236) + 15.235;

b) 237. (-28) + 28. 137;

c) 38. (27 - 44) - 27.(38 - 44).

Gợi ýarrow-down-icon

Áp dụng tính chất: a(b + c) = ab + ac

Đáp ánarrow-down-icon

a) 15.(-236) + 15.235

= 15.(-236 + 235)

= 15.(-1) = -15

b) 237.(-28) + 28.137

= 237.(-28) - (-28).137

= (-28).(237 - 137)

= (-28).100 = -2800

c) 38.(27 - 44) - 27.(38 - 44)

= 38.27 - 38.44 - 27.38 + 27.44

= (38.27 - 27.38) + (-38). 44 + 27 . 44

= 0 + 44.[(-38)+27]

= 44.(-11) = -484

Bài tập 3.54

82

Tính giá trị của biểu thức P = (-35). x - (-15) - 37 trong mỗi trường hợp sau:

a) x = 15;         

b) x = -37.

Gợi ýarrow-down-icon

Thay giá trị của x vào biểu thức P rồi tính.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Với x = 15 thì:

P = (-35).x - (-15).37 = (-35).15 - (-15).37

   = (-35).15 + 15.37 = 15.[(-35) +37] = 15.2 = 30.

b) Với x = -37 thì:

P = (-35).(-37) - (-15).37 = 35.37 + 15.37

   = 37.(15 + 35) = 37.50 = 1850.

Bài tập 3.55

82

Có hay không hai số nguyên a và b mà hiệu a - b:

a) lớn hơn cả a và b;

b) lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b?

Trong mỗi trường hợp, hãy cho ví dụ minh hoạ bằng số.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Chọn b < 0  và a >2b

b) Chọn b < 0 và a < 2b

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ví dụ a = 3 và b = - 6 thì hiệu a - b = 3 – (-6) = 9 lớn hơn cả a và b.

b) Ví dụ a = -7 và b = -1 thì hiệu a - b = -7 – (-1) = -6 lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b.

Bài tập 3.56

82

Cho 15 số có tính chất tích của 5 số bất kì trong chúng đều âm. Hỏi tích của 15 số đó mang dấu gì?

Gợi ýarrow-down-icon

Chia 15 số thành ba nhóm mỗi nhóm 5 số.

Đáp ánarrow-down-icon

Ta chia 15 số thành 3 nhóm mỗi nhóm 5 số => Tích mỗi nhóm mang dấu âm

Do đó tích của cả 15 số mang dấu âm.