Câu hỏi 1
61
Đọc số đo góc mOn trong hình 8.52
Gợi ý
Xác định tia On trùng với vạch số 0.
Số đo của góc mOn là số ghi trên vạch mà tia Om đi qua.
Đáp án
Góc mOn có số đo là \(130^0\)
61
Đọc số đo góc mOn trong hình 8.52
Xác định tia On trùng với vạch số 0.
Số đo của góc mOn là số ghi trên vạch mà tia Om đi qua.
Góc mOn có số đo là \(130^0\)
62
1. Dùng thước đo góc, em hãy đo và viết số đo các góc trong mỗi hình sau:
2. Em hãy đo xem góc sút trong hình 8.42, bài Góc bằng khoảng bao nhiêu độ?
Cách đo góc:
Đặt tâm thước đo góc tại đỉnh sao cho vạch 0 trùng với một tia. Tia còn lại đi qua vạch nào thì số trên vạch đó là số đo của góc.
1. a. \(\widehat {mOn} = 70^0\)
b. \(\widehat{xOz} = 105^0\)
c. \(\widehat{xMy} = 85^0\)
2. Số đo của góc sút là khoảng 20\(^0\)
62
Bằng cách đo, hãy so sánh số đo các góc trong hình sau với \(90^\circ \).
- Sử dụng thước đo góc đo góc
- So sánh các số đo với \(90^\circ \).
\(\widehat{aOb} = 50^0 <90^0\)
\(\widehat{pMq} = 90^0\)
\(\widehat{mAn} = 110^0 >90^0\)
63
Hãy chỉ ra một số hình ảnh góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt có trong thực tế mà em biết.
Góc kim đồng hồ: Lấy góc tạo bởi kim giờ và kim phút.
Góc nhọn: góc kim đồng hồ chỉ 1 giờ
Góc vuông : góc tường trong nhà, góc kim đồng hồ chỉ 3 giờ.
Góc tù: góc kim đồng hồ chỉ 4 giờ
Góc bẹt: góc kim đồng hồ chỉ 6 giờ
63
Hãy sắp xếp các góc sau theo thứ tự số đo từ bé đến lớn: góc vuông, góc nhọn, góc tù và góc bẹt.
Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 90 độ.
Góc vuông là góc có số đo bằng 90 độ.
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90 độ và nhỏ hơn 180 độ.
Góc bẹt là góc có số đo bằng 180 độ.
Các góc theo thứ tự số đo từ bé đến lớn là: Góc nhọn ; góc vuông ; góc tù; góc bẹt.
63
a) Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các mặt đồng hồ sau:
b) Trong các góc đó, chỉ ra góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
a. Sử dụng thước đo góc. Đặt tâm thước đo góc trùng với tâm của đồng hồ. Kim phút đi qua vạch 0, kim giờ chỉ số đo.
a. Số đo của các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các mặt đồng hồ trên theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là : 120\(^0\) ; 90\(^0\) ; 180\(^0\) ; 60\(^0\).
b.Góc vuông là : 90\(^0\)
Góc nhọn là : 60\(^0\)
Góc tù là : 120\(^0\)
Góc bẹt là : 180\(^0\)
64
Cho các góc với số đo như dưới đây.
\(\widehat A = 63^\circ ;\widehat M = 135^\circ ;\)\(\widehat B = 91^\circ ;\widehat T = 179^\circ \)
Trong các góc đó, kể tên các góc nhọn , góc tù.
Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 90 độ.
Góc vuông là góc có số đo bằng 90 độ.
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90 độ và nhỏ hơn 180 độ.
Góc bẹt là góc có số đo bằng 180 độ.
Các góc nhọn là : \(\widehat A = 63^\circ \) vì \(63^0<90^0\)
Các góc tù là : \(\widehat M = 135^\circ \); \(\widehat B = 91^\circ ;\widehat T = 179^\circ \) vì các góc này đều lớn hơn \(90^\circ \) và nhỏ hơn \(180^\circ \)
64
Quan sát hình sau.
a) Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
b) Dùng eke để kiểm tra lại kết quả của câu a.
c) Dùng thước đo góc để tìm số đo mỗi góc.
a) Quan sát.
b) - Sử dụng ê ke đo góc:
+ Góc lớn nhất của ê ke là \(90^\circ\).
+ So sánh góc trong hình với \(90^\circ\).
c) - Sử dụng thước đo góc đo góc:
+ Đặt tâm thước đo góc tại đỉnh, vạch 0 trùng với một tia.
+ Tia còn lại đi qua vạch nào thì số trên vạch đó là số đo của góc.
a) Góc nhọn là: \(\widehat{BEC}; \widehat{MIN}\)
Góc vuông là : \(\widehat{xOy}\)
Góc tù là : \(\widehat{tAu}\)
Góc bẹt là : \(\widehat{mEn}\)
b) Kết quả câu a đúng.
c) Góc CEB có số đo là: 30 độ
Góc xOy có số đo là: 90 độ
Góc NIM có số đo là: 80 độ
Góc tAu có số đo là: 120 độ
Góc mEn có số đo là: 180 độ
64
Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ và kim phút là:
a. Góc nhọn
b. Góc vuông
c. Góc tù
d. Góc bẹt.
Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 90 độ.
Góc vuông là góc có số đo bằng 90 độ.
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90 độ và nhỏ hơn 180 độ.
Góc bẹt là góc có số đo bằng 180 độ.
Thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ và kim phút là :
a. Góc nhọn lúc 12 giờ 10 phút
b. Góc vuông lúc 3 giờ
c. Góc tù lúc 7 giờ 15 phút
d. Góc bẹt lúc 6 giờ.
64
Đo các góc trong tứ giác ABCD rồi tính tổng số đo các góc đó.
Sử dụng thước đo góc đo các góc.
Chẳng hạn góc ABC: Đặt tâm thước trùng với đỉnh B, tia BC trùng với vạch 0, tia BA đi qua vạch ghi số đo của góc ABC.