Bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số

Hoạt động 1

15

Em hãy nhắc lại quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu ( có tử và mẫu dương) rồi tính các tổng \(\dfrac{8}{{11}} + \dfrac{3}{{11}}\)\(\dfrac{9}{{12}} + \dfrac{{11}}{{12}}\).

Gợi ýarrow-down-icon

- Nhắc lại quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu

- Lấy tử cộng tử và giữ nguyên mẫu.

Đáp ánarrow-down-icon

Quy tắc cộng hai số nguyên cùng mẫu:

Ta lấy tử số cộng với nhau và giữ nguyên mẫu số.

\(\dfrac{8}{{11}} + \dfrac{3}{{11}} = \dfrac{{8 + 3}}{{11}} = \dfrac{{11}}{{11}} = 1\)

\(\dfrac{9}{{12}} + \dfrac{{11}}{{12}} = \dfrac{{9 + 11}}{{12}} = \dfrac{{20}}{{12}}\)\( = \dfrac{{20:4}}{{12:4}} = \dfrac{5}{3}\)

Luyện tập 1

16

Tính:

\(\dfrac{{ - 7}}{{12}} + \dfrac{5}{{12}}\);   \(\dfrac{{ - 8}}{{11}} + \dfrac{{ - 19}}{{11}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Cộng 2 phân số cùng mẫu: Cộng các tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

Đáp ánarrow-down-icon

\(\dfrac{{ - 7}}{{12}} + \dfrac{5}{{12}} = \dfrac{{ - 7 + 5}}{{12}} = \dfrac{{ - 2}}{{12}} =  \dfrac{{ - 1}}{{6}}\) ;   

\(\dfrac{{ - 8}}{{11}} + \dfrac{{ - 19}}{{11}} = \dfrac{{ - 8 + \left( { - 19} \right)}}{{11}} = \dfrac{{ - 27}}{{11}}\)

Hoạt động 2

16

Để thực hiện phép cộng \(\dfrac{5}{7} + \dfrac{{ - 3}}{4}\), em hãy làm theo các bước sau:

+ Quy đồng mẫu hai phân số \(\dfrac{5}{7}\)\(\dfrac{{ - 3}}{4}\)

+ Sử dụng quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu để tính tổng hai phân số sau khi đã quy đồng.

Gợi ýarrow-down-icon

+ Quy đồng mẫu hai phân số \(\dfrac{5}{7}\)\(\dfrac{{ - 3}}{4}\)

+ Cộng các tử số và giữ nguyên mẫu.

Đáp ánarrow-down-icon

Ta có: \(\dfrac{5}{7} = \dfrac{{5.4}}{{7.4}} = \dfrac{{20}}{{28}}\)\(\dfrac{{ - 3}}{4} = \dfrac{{ - 3.7}}{{4.7}} = \dfrac{{ - 21}}{{28}}\)

Như vậy, \(\dfrac{{20}}{{28}} + \dfrac{{ - 21}}{{28}} = \dfrac{{20 + \left( { - 21} \right)}}{{28}} =  \dfrac{-1}{{28}}\)

Luyện tập 2

16

Tính \(\dfrac{{ - 5}}{8} + \dfrac{{ - 7}}{{20}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

+ Quy đồng mẫu hai phân số \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)\(\dfrac{{ - 7}}{{20}}\)

+ Cộng các tử số và giữ nguyên mẫu.

Đáp ánarrow-down-icon

BCNN(8,20) = 40

\(\dfrac{{ - 5}}{8}+ \dfrac{{ - 7}}{{20}} = \dfrac{{ - 5.5}}{{8.5}} + \dfrac{{ - 7.2}}{{20.2}}=\dfrac{{ - 25}}{{40}}+ \dfrac{{ - 14}}{{40}} = \dfrac{{ - 25 + \left( { - 14} \right)}}{{40}} = \dfrac{{ - 39}}{{40}}\)

Hoạt động 3

16

Tính các tổng \(\dfrac{1}{2} + \dfrac{{ - 1}}{2}\); \(\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{{ - 2}}\)

Em có nhận xét gì về các kết quả nhận được?

Gợi ýarrow-down-icon

Đưa về cộng 2 phân số có cùng mẫu số

Đáp ánarrow-down-icon

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{2} + \dfrac{{ - 1}}{2} = \dfrac{{1 +(-1)}}{2} = \dfrac{0}{2} = 0\\\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{{ - 2}} = \dfrac{1}{2} + \dfrac{1.(-1)}{{ (- 2).(-1)}} = \dfrac{1}{2} + \dfrac{{ - 1}}{2} =\dfrac{0}{2}=0\end{array}\)

Các phép tính trên đều có kết quả bằng 0.

Luyện tập 3

16

Tìm số đối của các số sau: \(\dfrac{1}{3};\dfrac{{ - 1}}{3}\)\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Hai số gọi là đối nhau nếu hai tổng của chúng bằng 0.

\( - \dfrac{a}{b} = \dfrac{{ - a}}{b} = \dfrac{a}{{ - b}}\) 

Đáp ánarrow-down-icon

Số đối của \(\dfrac{1}{3}\)  là \( - \dfrac{1}{3}\)\(\dfrac{1}{3} + \left( { - \dfrac{1}{3}} \right) = 0\)

Số đối của \(\dfrac{{ - 1}}{3}\)\(\dfrac{1}{3}\)\(\dfrac{1}{3} + \dfrac{{ - 1}}{3} = \dfrac{1}{3} + \left( { - \dfrac{1}{3}} \right) = 0\)

Số đối của \(\dfrac{{ - 4}}{5}\)\(\dfrac{4}{5}\)\(\dfrac{{ - 4}}{5} + \dfrac{4}{5} = \dfrac{{ - 4 + 4}}{5} = 0\)

Luyện tập 4

17

Tính một cách hợp lí: \(B = \dfrac{{ - 1}}{9} + \dfrac{8}{7} + \dfrac{{10}}{9} + \dfrac{{ - 29}}{7}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Nhóm các phân số có cùng mẫu và cộng với nhau trước.

Đáp ánarrow-down-icon

\(\begin{array}{l}B = \dfrac{{ - 1}}{9} + \dfrac{8}{7} + \dfrac{{10}}{9} + \dfrac{{ - 29}}{7}\\ = \left( {\dfrac{{ - 1}}{9} + \dfrac{{10}}{9}} \right) + \left( {\dfrac{8}{7} + \dfrac{{ - 29}}{7}} \right)\\ = \dfrac{9}{9} + \dfrac{{ - 21}}{7} = 1 - 3 =- 2\end{array}\)

Hoạt động 4

17

Em hãy nhắc lại quy tắc trừ hai phân số cùng mẫu (cả tử và mẫu đều dương) đã học rồi tính các hiệu sau: \(\dfrac{7}{{13}} - \dfrac{5}{{13}}\)\(\dfrac{3}{4} - \dfrac{1}{5}\)

Gợi ýarrow-down-icon

* Nếu 2 phân số đã cùng mẫu thì lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu.

* Nếu 2 phân số chưa cùng mẫu thì quy đồng mẫu 2 phân số rồi trừ 2 phân số đó.

Đáp ánarrow-down-icon

* Quy tắc trừ hai phân số cùng mẫu: Muốn trừ 2 phân số có cùng mẫu số, ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu.

* Ta có: \(\dfrac{7}{{13}} - \dfrac{5}{{13}} = \dfrac{{7 - 5}}{{13}} = \dfrac{2}{{13}}\)\(\dfrac{3}{4} - \dfrac{1}{5} = \dfrac{{15}}{{20}} - \dfrac{4}{{20}} = \dfrac{{15 - 4}}{{20}} = \dfrac{{11}}{{20}}\)

Luyện tập 5

18

Tính

a) \(\dfrac{3}{5} - \dfrac{{ - 1}}{3}\)

b) \(- 3 - \dfrac{2}{7}\)

Gợi ýarrow-down-icon

2 phân số chưa cùng mẫu thì quy đồng mẫu 2 phân số rồi trừ 2 phân số cùng cùng mẫu số.

Đáp ánarrow-down-icon

a) \(\dfrac{3}{5} - \dfrac{{ - 1}}{3}\)

\(= \dfrac{{3.3}}{{5.3}} - \dfrac{{ - 1.5}}{{3.5}}\)

\(= \dfrac{9}{{15}} - \dfrac{{ - 5}}{{15}} = \dfrac{{9 - \left( { - 5} \right)}}{{15}} = \dfrac{{14}}{{15}}\)

b) \(- 3 - \dfrac{2}{7}\)

\(\begin{array}{l} = \dfrac{{ - 3.7}}{{1.7}} - \dfrac{2}{7}\\ = \dfrac{{ - 21}}{7} - \dfrac{2}{7}\\ = \dfrac{{ - 21 - 2}}{7}\\ = \dfrac{{ - 23}}{7}\end{array}\)

Thử thách

18

Thay dấu “?” bằng các phân số thích hợp để hoàn thiện sơ đồ dưới đây, biết số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tổng của hai số kề nó trong hai ô ở hàng dưới.

Gợi ýarrow-down-icon

Tìm số trong ô ở hàng trên khi biết 2 số ở hàng dưới: Tính tổng hai số hàng dưới.

Tìm số trong ô ở hàng dưới khi biết 1 số hàng trên và 1 số hàng dưới: Lấy số hàng trên trừ số hàng dưới đã biết.

Đáp ánarrow-down-icon

Quy luật: số trong ô ở hàng trên = tổng 2 số trong 2 ô dưới nó

Dấu “?b” ở đây bằng \(\dfrac{1}{{25}} + \dfrac{{ - 6}}{{25}} = \dfrac{{1 + \left( { - 6} \right)}}{{25}} = \dfrac{{ - 5}}{{25}} = \dfrac{{ - 1}}{5}\)

Dấu “?c” ở đây bằng \(\dfrac{8}{{25}} - \dfrac{{ - 6}}{{25}} = \dfrac{{8 - \left( { - 6} \right)}}{{25}} = \dfrac{{14}}{{25}}\)

Dấu “?a” ở đây bằng \(\dfrac{8}{{25}} + \dfrac{{ - 5}}{{25}} = \dfrac{3}{{25}}\)

Bài tập 6.21

18

Tính:

a) \(\dfrac{{ - 1}}{{13}} + \dfrac{9}{{13}}\)

b) \(\dfrac{{ - 3}}{8} + \dfrac{5}{{12}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Cộng hai phân số cùng mẫu: Cộng các tử số và giữ nguyên mẫu

Cộng hai phân số khác mẫu:

- Quy đồng các phân số

- Cộng các tử số và giữ nguyên mẫu.

Đáp ánarrow-down-icon

a) \(\dfrac{{ - 1}}{{13}} + \dfrac{9}{{13}}\)

\(= \dfrac{{ - 1 + 9}}{{13}} = \dfrac{8}{{13}}\)

b) \(\dfrac{{ - 3}}{8} + \dfrac{5}{{12}}\)

\(\begin{array}{l} = \dfrac{{ - 3.3}}{{8.3}} + \dfrac{{5.2}}{{12.2}}\\ = \dfrac{{ - 9}}{{24}} + \dfrac{{10}}{{24}} = \dfrac{1}{{24}}\end{array}\)

Bài tập 6.22

18

Tìm số đối của các phân số sau:

\(\dfrac{{ - 3}}{7};\dfrac{6}{{13}};\dfrac{4}{{ - 3}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

2 số đối nhau là 2 số có tổng bằng 0

Đáp ánarrow-down-icon

Số đối của \(\dfrac{{ - 3}}{7}\)\(\dfrac{3}{7}\)

Số đối của \(\dfrac{6}{{13}}\)\( - \dfrac{6}{{13}}\)

Số đối của \(\dfrac{4}{{ - 3}}\)\(\dfrac{4}{3}\)

Bài tập 6.23

18

Tính

a) \(\dfrac{{ - 5}}{3} - \dfrac{{ - 7}}{3}\)

b) \(\dfrac{5}{6} - \dfrac{8}{9}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Trừ hai phân số cùng mẫu: Lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu.

Trừ hai phân số khác mẫu:

- Quy đồng mẫu hai phân số. 

- Lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu.

Đáp ánarrow-down-icon

a) \(\dfrac{{ - 5}}{3} - \dfrac{{ - 7}}{3}\)\(= \dfrac{{ - 5 - \left( { - 7} \right)}}{3} =\dfrac{-5+7}{3} = \dfrac{2}{3}\)

b) \(\dfrac{5}{6} - \dfrac{8}{9}\)\(= \dfrac{{5.3}}{{6.3}} - \dfrac{{8.2}}{{9.2}} = \dfrac{{15}}{{18}} - \dfrac{{16}}{{18}}\)\(= \dfrac{{15 - 16}}{{18}} = \dfrac{{ - 1}}{{18}}\)

Bài tập 6.24

18

Tính một cách hợp lí:

\(A = \left( { - \dfrac{3}{{11}}} \right) + \dfrac{{11}}{8} - \dfrac{3}{8} + \left( { - \dfrac{8}{{11}}} \right)\)

Gợi ýarrow-down-icon

Nhóm các phân số có cùng mẫu và cộng hoặc trừ với nhau trước.

Đáp ánarrow-down-icon

\(\begin{array}{l}A = \left( { - \dfrac{3}{{11}}} \right) + \dfrac{{11}}{8} - \dfrac{3}{8} + \left( { - \dfrac{8}{{11}}} \right)\\ = \left[ {\left( { - \dfrac{3}{{11}}} \right) + \left( { - \dfrac{8}{{11}}} \right)} \right] + \left( {\dfrac{{11}}{8} - \dfrac{3}{8}} \right)\\ = \dfrac{{ - 11}}{{11}} + \dfrac{8}{8}=- 1 + 1 = 0\end{array}\)

Bài tập 6.25

18

Chị Chi mới đi làm và nhận được tháng lương đầu tiên. Chị quyết định dùng \(\dfrac{2}{5}\) số tiền đó để chi tiêu trong tháng, dành \(\dfrac{1}{4}\) số tiền để mua quà biếu bố mẹ. Tìm số phần tiền lương còn lại của chị Chi.

Gợi ýarrow-down-icon

Tính tổng phần lương đã chi tiêu và mua quà.

Phần tiền lương còn lại = 1- phần lương đã chi tiêu và mua quà.

Đáp ánarrow-down-icon

Tổng phần lương đã chi tiêu và mua quà là:

\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{{2.4}}{{5.4}} + \dfrac{{1.5}}{{4.5}}\)\( = \dfrac{8}{{20}} + \dfrac{5}{{20}} = \dfrac{{8 + 5}}{{20}} = \dfrac{{13}}{{20}}\) ( số tiền)

Phần tiền lương còn lại của chị Chi là:

\(1 - \dfrac{{13}}{{20}} = \dfrac{{20}}{{20}} - \dfrac{{13}}{{20}} = \dfrac{{20 - 13}}{{20}} = \dfrac{7}{{20}}\) ( số tiền)

Bài tập 6.26

18

Mai tự nhẩm tính về thời gian biểu của mình trong một ngày thì thấy \(\dfrac{1}{3}\) thời gian là dành cho việc học ở trường ; \(\dfrac{1}{{24}}\) thời gian là dành cho hoạt động ngoại khóa; \(\dfrac{7}{{16}}\) thời gian dành cho hoạt động ăn, ngủ. Còn lại là thời gian cho các công việc cá nhân khác. Hỏi:

a) Mai đã dành bao nhiêu phần thời gian trong ngày cho việc học ở trường và hoạt động ngoại khóa?

b) Mai đã dành bao nhiêu phần thời gian trong ngày cho các công việc cá nhân khác?

Gợi ýarrow-down-icon

a) Tính tổng thời gian ở trường và hoạt động ngoại khóa.

b) - Tính tổng thời gian đã dùng = thời gian ở trường + hoạt động ngoại khóa+ăn, ngủ.

- Thời gian còn lại = 1- tổng thời gian đã dùng 

Đáp ánarrow-down-icon

a) Thời gian ở trường và hoạt động ngoại khóa chiếm:

\(\dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{{24}} = \dfrac{9}{24} = \dfrac{3}{8}\) ( thời gian trong ngày)

b) Thời gian Mai dành cho các hoạt động cá nhân khác chiếm:

\(1 - \dfrac{{3}}{{8}} - \dfrac{{7}}{{16}} = \dfrac{3}{{16}}\) ( thời gian trong ngày)