Bài 24: So sánh phân số. Hỗn số dương

Hoạt động 1

9

Em thực hiện các yêu cầu sau để quy đồng mẫu hai phân số \(\dfrac{5}{6}\)\(\dfrac{7}{4}\).

+ Tìm bội chung nhỏ nhất của hai mẫu số.

+ Viết hai phân số mới bằng hai phân số đã cho và có mẫu là số vừa tìm được.

Gợi ýarrow-down-icon

+ Tìm bội chung nhỏ nhất của 6 và 4.

+ Lấy BCNN vừa tìm được chia cho 6. Lấy cả tử và mẫu của \(\dfrac{5}{6}\) nhân với số đó.

+ Lấy BCNN vừa tìm được chia cho 4. Lấy cả tử và mẫu của \(\dfrac{7}{4}\) nhân với số đó.

Đáp ánarrow-down-icon

\(BCNN\left( {6,4} \right) = 12\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}12:6 = 2; 12:4 = 3.\\\dfrac{5}{6} = \dfrac{{5.2}}{{6.2}} = \dfrac{{10}}{{12}}\\\dfrac{7}{4} = \dfrac{{7.3}}{{4.3}} = \dfrac{{21}}{{12}}\end{array}\)

Hoạt động 2

9

Tương tự HĐ1, em hãy quy đồng mẫu hai phân số \(\dfrac{{ - 3}}{5}\)\(\dfrac{{ - 1}}{2}\)

Gợi ýarrow-down-icon

+ Tìm bội chung nhỏ nhất của 5 và 2.

+ Lấy BNCC vừa tìm được chia cho 5. Lấy cả tử và mâu của \(\dfrac{{ - 3}}{5}\) nhân với số đó.

+ Lấy BNCC vừa tìm được chia cho 2. Lấy cả tử và mâu của \(\dfrac{{ - 1}}{2}\) nhân với số đó.

Đáp ánarrow-down-icon

\(BCNN\left( {5,2} \right) = 10\)

\(\begin{array}{l}10:5 = 2 = 2\\\dfrac{{ - 3}}{5} = \dfrac{{ - 3.2}}{{5.2}} = \dfrac{{ - 6}}{{10}}\\10:2 = 5\\\dfrac{{ - 1}}{2} = \dfrac{{ - 1.5}}{{2.5}} = \dfrac{{ - 5}}{{10}}\end{array}\)

Luyện tập 1

10

Quy đồng mẫu các phân số: \(\dfrac{{ - 3}}{4};\dfrac{5}{9};\dfrac{2}{3}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Để quy đồng mẫu hai hay nhiều phân số có mẫu dương, ta làm như sau:

+ Tìm một bội chung (thường là BCNN) của các mẫu để làm mẫu chung.

+ Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu.

+ Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

Đáp ánarrow-down-icon

\(BCNN\left( {4,9,3} \right) = 36\)

Thừa số phụ: \(36:4 = 9;36:9 = 4;36:3 = 12\)

Ta có :

\(\begin{array}{l}\dfrac{{ - 3}}{4} = \dfrac{{ - 3.9}}{{4.9}} = \dfrac{{ - 27}}{{36}}\\\dfrac{5}{9} = \dfrac{{5.4}}{{9.4}} = \dfrac{{20}}{{36}}\\\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2.12}}{{3.12}} = \dfrac{{24}}{{36}}\end{array}\)

Hoạt động 3

10

Em hãy nhắc lại quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu (tử và mẫu đều dương), rồi so sánh hai phân số \(\dfrac{7}{{11}}\)\(\dfrac{9}{{11}}\).

Gợi ýarrow-down-icon

- Nhắc lại quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu  được học ở cấp 1

- So sánh tử của 2 phân số rồi kết luận.

Đáp ánarrow-down-icon

Quy tắc:

Trong hai phân số có cùng mẫu, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

So sánh:

Ta có 7 < 9 nên \(\dfrac{7}{{11}} < \dfrac{9}{{11}}\).

Luyện tập 2

10

Tìm dấu thích hợp () thay cho dấu "?"

Gợi ýarrow-down-icon

Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ta có \(- 2 >  - 7\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{9} > \dfrac{{ - 7}}{9}\)

b) Ta có \(5 >  - 10\) nên \(\dfrac{5}{7} > \dfrac{{ - 10}}{7}\)

Hoạt động 4

10

Để giải quyết bài toán mở đầu, ta cần so sánh \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{5}{6}\). Em hãy thực hiện các yêu

cầu sau:

• Viết hai phân số trên về hai phân số có cùng một mẫu dương bằng cách quy đồng mẫu số.

• So sánh hai phân số cùng mẫu vừa nhận được. Từ đó kết luận về phần bánh còn lại của hai bạn Vuông và Tròn

Gợi ýarrow-down-icon

+ Quy đồng mẫu các phân số:  \(\dfrac{3}{4}\)\(\dfrac{5}{6}\).

+ So sánh 2 phân số cùng mẫu.

Đáp ánarrow-down-icon

+ Quy đồng mẫu các phân số: \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{5}{6}\):

\(BCNN\left( {6,4} \right) = 12\)

Thừa số phụ: \(12:4 = 3; 12:6=2\)

Ta có: \(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3.3}}{{4.3}} = \dfrac{9}{{12}}\dfrac{5}{6} = \dfrac{{5.2}}{{6.2}} = \dfrac{{10}}{{12}}\)

+ So sánh hai phân số cùng mẫu:

Vì 9 < 10 nên \(\dfrac{9}{{12}} < \dfrac{{10}}{{12}}\) nên \(\dfrac{3}{4} < \dfrac{5}{6}\).

Luyện tập 3

11

So sánh các phân số sau:

a) \(\dfrac{7}{{10}}\) và \(\dfrac{{11}}{{15}}\)

b) \(\dfrac{{ - 1}}{8}\) và \(\dfrac{{ - 5}}{{24}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ta có: \(BCNN\left( {10,15} \right) = 30\) nên

\(\begin{array}{l}\dfrac{7}{{10}} = \dfrac{{7.3}}{{10.3}} = \dfrac{{21}}{{30}}\\\dfrac{{11}}{{15}} = \dfrac{{11.2}}{{15.2}} = \dfrac{{22}}{{30}}\end{array}\)

Vì \(21 < 22\) nên \(\dfrac{{21}}{{30}} < \dfrac{{22}}{{30}}\) do đó \(\dfrac{7}{{10}} < \dfrac{{11}}{{15}}\).

b) Ta có: \(BCNN\left( {8,24} \right) = 24\) nên

\(\dfrac{{ - 1}}{8} = \dfrac{{ - 1.3}}{{8.3}} = \dfrac{{ - 3}}{{24}}\)

Vì \(- 3 >  - 5\) nên \(\dfrac{{ - 3}}{{24}} > \dfrac{{ - 5}}{{24}}\) do đó \(\dfrac{{ - 1}}{8} > \dfrac{{ - 5}}{{24}}\).

Thử thách

11

Không quy đồng mẫu số, em hãy so sánh \(\dfrac{{31}}{{32}}\) và \(\dfrac{{ - 5}}{{57}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

+ Xác định dấu của các phân số.

+ So sánh các phân số với 0.

+ Nhận xét.

Đáp ánarrow-down-icon

Ta có \(\dfrac{{31}}{{32}} > 0\)\(\dfrac{{ - 5}}{{57}} < 0\) nên \(\dfrac{{31}}{{32}} > \dfrac{{ - 5}}{{57}}\).

Hoạt động 5

11

Viết phân số biểu thị phần bánh mỗi bạn.

Gợi ýarrow-down-icon

+ Số bánh là tử số.

+ Số bạn là mẫu số.

Đáp ánarrow-down-icon

Có 3 cái bánh nên tử số là 3. Chia đều cho 2 bạn nên mẫu số là 2. Vậy phân số biểu thị phần bánh mỗi bạn là: \(\dfrac{3}{2}\).

Hoạt động 6

11

Tròn nói mỗi bạn được 1 cái bánh và \(\dfrac{1}{2}\) cái bánh. Em có đồng ý với Tròn không?

Gợi ýarrow-down-icon

Tìm cách chia để kiểm tra ý kiến của Tròn.

Đáp ánarrow-down-icon

Chia đều 3 cái bánh cho 2 bạn ta chia như sau: 2 cái bánh đầu ta phân cho mỗi bạn 1 cái.

Còn thừa 1 cái bánh ta chia đôi, mỗi bạn thêm \(\dfrac{1}{2}\) cái bánh. Vậy bạn Tròn đúng.

Câu hỏi

12

\(2\dfrac{5}{4}\) có là một hỗn số không? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

Phần phân số của hỗn số luôn nhỏ hơn 1.

Đáp ánarrow-down-icon

Phần phân số là \(\dfrac{5}{4} > \dfrac{4}{4} = 1\) nên \(2\dfrac{5}{4}\) không là một hỗn số.

Luyện tập 4

12

a) Viết phân số \(\dfrac{{24}}{7}\) dưới dạng hỗn số.

b) Viết hỗn số \(5\dfrac{2}{3}\) dưới dạng phân số.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Chia 24 cho 7.

Phần nguyên của hỗn số là thương của phép chia.

Phần phân số của hỗn số có tử là phần dư và mẫu là 7.

b) \(a \dfrac{b}{c} = \dfrac{a.c+b}{c}\) 

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ta có: 24 chia cho 7 được thương là 3 và dư là 3.

Như vậy, \(\dfrac{{24}}{7} = 3 + \dfrac{3}{7} = 3\dfrac{3}{7}\)

b) \(5\dfrac{2}{3} = \dfrac{{5.3 + 2}}{3} = \dfrac{{17}}{3}\)

Bài tập 6.8

12

Quy đồng mẫu các phân số sau:

a) \(\dfrac{2}{3}\) và \(\dfrac{{ - 6}}{7}\)

b) \(\dfrac{5}{{{2^2}{{.3}^2}}}\) và \(\dfrac{{ - 7}}{{{2^2}.3}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

Để quy đồng mẫu hai hay nhiều phân số có mẫu dương, ta làm như sau:

+ Tìm một bội chung (thường là BCNN) của các mẫu để làm mẫu chung.

+ Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu.

+ Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ta có BCNN(3,7)=21

Thừa số phụ: 21:3=7 và 21:7=3

\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2.7}}{{3.7}} = \dfrac{{14}}{{21}}\) và \(\dfrac{{ - 6}}{7} = \dfrac{{ - 6.3}}{{7.3}} = \dfrac{{ - 18}}{{21}}\)

b) Ta có \(BCNN\left( {\left( {{2^2}{{.3}^2}} \right),\left( {{2^2}.3} \right)} \right) = {2^2}{.3^2}\)

Thừa số phụ \(\left( {{2^2}{{.3}^2}} \right):\left( {{2^2}.3^2} \right) = 1\) và \(\left( {{2^2}{{.3}^2}} \right):\left( {{2^2}.3} \right) = 3\)

\(\dfrac{5}{{{2^2}{{.3}^2}}}\) và \(\dfrac{{ - 7}}{{{2^2}.3}} = \dfrac{{ - 7.3}}{{{2^2}{{.3}^2}}} = \dfrac{{ - 21}}{{{2^2}{{.3}^2}}}\)

Bài tập 6.9

12

a) So sánh các phân số sau:

\(\dfrac{{ - 11}}{8}\) và \(\dfrac{1}{{24}}\)

b) So sánh các phân số sau:

\(\dfrac{3}{{20}}\) và \(\dfrac{6}{{15}}\)

Gợi ýarrow-down-icon

a) Phân số dương luôn lớn hơn phân số âm

b) + Rút gọn \(\dfrac{6}{{15}}\) về phân số tối giản.

+ Quy đồng phân số:

Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Do \(\dfrac{{ - 11}}{8} < 0\) và \(\dfrac{1}{{24}} > 0\) nên \(\dfrac{{ - 11}}{8} < \dfrac{1}{{24}}\)

b) Ta có: \(\dfrac{6}{{15}} = \dfrac{{6:3}}{{15:3}} = \dfrac{2}{5}\)

\(\begin{array}{l}BCNN\left( {20,5} \right) = 20\\\dfrac{2}{5} = \dfrac{{2.4}}{{5.4}} = \dfrac{8}{{20}}\end{array}\)

Vì 3 < 8 nên \(\dfrac{3}{{20}} < \dfrac{8}{{20}}\)

Suy ra \(\dfrac{3}{{20}} < \dfrac{6}{{15}}\)

Bài tập 6.10

12

Lớp 6A có \(\dfrac{4}{5}\) học sinh thích bóng bàn, \(\dfrac{7}{{10}}\) số học sinh thích bóng đá và \(\dfrac{1}{2}\) số học sinh thích bóng chuyền. Hỏi môn thể thao nào được các bạn học sinh lớp 6A yêu thích nhất?

Gợi ýarrow-down-icon

+ So sánh các phân số \(\dfrac{4}{5}\), \(\dfrac{7}{{10}}\)\(\dfrac{1}{2}\).

+ Phân số nào lớn nhất thì môn tương ứng được các bạn học sinh lớp 6A yêu thích nhất.

Đáp ánarrow-down-icon

\(BCNN ( 5,10,2)=10\) 

Ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4.2}}{{5.2}} = \dfrac{8}{{10}}\\\dfrac{1}{2} = \dfrac{{1.5}}{{2.5}} = \dfrac{5}{{10}}\end{array}\)

\(\dfrac{8}{{10}} > \dfrac{7}{{10}} > \dfrac{5}{{10}}\) nên \(\dfrac{4}{5}\) là số lớn nhất.

Vậy môn bóng bàn được các bạn học sinh lớp 6A yêu thích nhất. 

Bài tập 6.11

12

a) Khối lượng nào lớn hơn: \(\dfrac{5}{3}kg\) hay \(\dfrac{{15}}{{11}}kg\)?

b) Vận tốc nào nhỏ hơn: \(\dfrac{5}{6}km/h\) hay \(\dfrac{4}{5}km/h\)?

Gợi ýarrow-down-icon

a) So sánh \(\dfrac{5}{3}\) và \(\dfrac{{15}}{{11}}\)

b) So sánh \(\dfrac{5}{6}\) và \(\dfrac{4}{5}\)

Đáp ánarrow-down-icon

a) BCNN(3,11)=33

Thừa số phụ: 33 : 3 = 11; 33 : 11 = 3

\(\begin{array}{l}\dfrac{5}{3} = \dfrac{{5.11}}{{3.11}} = \dfrac{{55}}{{33}}\\\dfrac{{15}}{{11}} = \dfrac{{15.3}}{{11.3}} = \dfrac{{45}}{{33}}\end{array}\)

Vì \(\dfrac{{55}}{{33}} > \dfrac{{45}}{{33}}\)

Nên \(\dfrac{5}{3}kg > \dfrac{{15}}{{11}}\)kg

b) BCNN(6,5)=30

Thừa số phụ: 30 : 6 = 5; 30 : 5 = 6

\(\begin{array}{l}\dfrac{5}{6} = \dfrac{{5.5}}{{6.5}} = \dfrac{{25}}{{30}}\\\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4.6}}{{5.6}} = \dfrac{{24}}{{30}}\end{array}\)

Vì \(\dfrac{{25}}{{30}} > \dfrac{{24}}{{30}}\)

Nên \(\dfrac{5}{6}km/h > \dfrac{4}{5}km/h\) 

Bài tập 6.12

12

Bảng sau cho biết chiều dài (theo đơn vị feet, 1 feet xấp xỉ bằng 30,48 cm) của một số loài động vật có vú nhỏ nhất trên thế giới.

Hãy sắp xếp các động vật trên theo thứ tự chiều dài từ lớn đến bé.

Gợi ýarrow-down-icon

So sánh \(\dfrac{5}{{12}},\dfrac{{83}}{{100}},\dfrac{1}{4},\dfrac{1}{3}\)

Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.

Đáp ánarrow-down-icon

BCNN(12,100,4,3) = 300

Thừa số phụ: 300 : 12 = 25; 300 : 100 = 3; 300 : 4 = 75; 300 : 3 = 100.

\(\dfrac{5}{{12}} = \dfrac{{5.25}}{{12.25}} = \dfrac{{125}}{{300}}\)

\(\dfrac{{83}}{{100}} = \dfrac{{83.3}}{{100.3}} = \dfrac{{249}}{{300}}\)

\(\dfrac{1}{4} = \dfrac{{1.75}}{{4.75}} = \dfrac{{75}}{{300}}\)

\(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1.100}}{{3.100}} = \dfrac{{100}}{{300}}\)

\(\dfrac{{249}}{{300}} > \dfrac{{125}}{{300}} > \dfrac{{100}}{{300}} > \dfrac{{75}}{{300}}\)

Do đó\(\dfrac{{83}}{{100}} \gt \dfrac{5}{{12}} \gt \dfrac{1}{3} \gt \dfrac{1}{4}\)

Vậy các động vật trên sắp xếp theo thứ tự chiều dài từ lớn đến bé là: Dơi Kitti; chuột chũi Châu Âu; sóc; chuột túi có gai

Bài tập 6.13

12

Mẹ có 15 quả táo, mẹ muốn chia đều số quả táo đó cho bốn anh em. Hỏi mỗi anh em được mấy quả táo và mấy phần của quả táo?

Gợi ýarrow-down-icon

* Mỗi người được chia số táo = tổng số táo : số người

* Đổi phân số sang hỗn số.

Đáp ánarrow-down-icon

Mỗi anh em được \(\dfrac{{15}}{4}\)quả táo.

\(\dfrac{{15}}{4} = 3 + \dfrac{3}{4} = 3\dfrac{3}{4}\)

Vậy mỗi anh em được 3 quả táo và \(\dfrac{3}{4}\) của quả táo.