Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

Luyện tập 1

78

1. Thực hiện phép chia 135 : 9. Từ đó suy ra thương của các phép chia 135 : (-9) và (-135): (-9)

2. Tính: 

a) (-63): 9;        

b) (-24): (-8).

Gợi ýarrow-down-icon

m : (-n) = -(m:n)

(-m) : (-n) = m:n

Đáp ánarrow-down-icon

1.

.

Vậy 135 : 9 = 15

Từ đó ta có: 135 : (-9) = -15   ;   (-135) : (-9) = 15

2. a) (-63) : 9 = -7   ;   

b) (-24) : (-8) = 3

Luyện tập 2

79

a) Tìm các ước của -9;

b) Tìm các bội của 4 lớn hơn -20 và nhỏ hơn 20.

Gợi ýarrow-down-icon

Khi a \( \vdots \) b (\(a,b \in \mathbb{Z},\,\,b \ne 0\)), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Các ước nguyên dương của 9 là 1;3;9 nên 

Ta có: Các ước của -9 là: -9; -3; -1; 1; 3; 9

b) Các bội nguyên dương của 4 là: 0;4;8;12;16;20;... nên các bội của 4 là: ...; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20; ....

Ta có: Các bội của 4 lớn hơn -20 và nhỏ hơn 20 là: -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16.

Tranh luận

79

Có hai số nguyên a, b khác nhau nào mà a \( \vdots \) b và b \( \vdots \) a không?

Bạn vuông:”Sao mà thế được!”

Bạn tròn: “A ha, tớ vừa tìm thấy hai số như vậy đấy!...”

Không biết tròn tìm được hai số nguyên nào nhỉ?

Gợi ýarrow-down-icon

Xét trường hợp đặc biệt hai số nguyên đối nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

Hai số nguyên đối nhau thì thỏa mãn đề bài, ví dụ: 2\(\vdots\)(-2)và (-2)\(\vdots\)2

Bài tập 3.39

79

Tính các thương:

a) 297 :(-3);

b) (-396): (-12);

c) (-600): 15.

Gợi ýarrow-down-icon

Dấu của thương

 (-) : (-) = (+)

(+) : (-) = (-)

(-) : (+) = (-)

Đáp ánarrow-down-icon

a) 297 : (-3) = -99

b) (-396) : (-12) = 33

c) (-600) : 15 = -40

Bài tập 3.40

79

a) Tìm các ước của mỗi số: 30; 42, -50;

b) Tìm các ước chung của 30 và 42.

Gợi ýarrow-down-icon

+ Khi a \( \vdots \) b (\(a,b \in \mathbb{Z},\,\,b \ne 0\)), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.

+ Số m được gọi là ước chung của a và b nếu m vừa là ước của a, vừa là ước của b

Đáp ánarrow-down-icon

a) Các ước của 30 là: -30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30

    Các ước của 42 là: -42; -21; -14; -7; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42

    Các ước của -50 là: -50; -25; -10; -5; -2; -1; 1; 2; 5; 10; 25; 50

b) Các ước chung của 30 và 42 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6

Bài tập 3.41 Tr79

Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê phần tử

M = \({\rm{\{ }}x \in \mathbb{Z}|x \vdots 4\,\)\( - 16 \le x < 20\} \).

Gợi ýarrow-down-icon

Tìm các bội của 4 lớn hơn hoặc bằng 16 và nhỏ hơn 20.

Đáp ánarrow-down-icon

M = {-16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16}

Bài tập 3.42

79

Tìm hai ước của 15 có tổng bằng -4.

Gợi ýarrow-down-icon

Liệt kê các ước của 15 rồi tìm hai ước có tổng bằng -4.

Đáp ánarrow-down-icon

Các ước của 15 là: -15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15

Ta thấy: (-5) + 1 = (-1) + (-3) = -4

Vậy hai ước có tổng bằng -4 là: -5 và 1 hoặc -1 và -3

Bài tập 3.43

79

Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho -3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho -3. Hãy thử phát biểu một kết luận tổng quát.

Gợi ýarrow-down-icon

Khi a\( \vdots \)b thì ta có thể viết a = b.q (\(b \ne 0, a,b,q \in Z\))

Đáp ánarrow-down-icon

Hai số cùng chia hết cho -3 thì được viết dưới dạng (-3).a và (-3).b (a, b \(\in\) Z)

Khi đó:

Tổng 2 số là: (-3).a + (-3).b =  (-3).(a + b) \( \vdots \) (-3)

Hiệu 2 số là: (-3).a - (-3).b = (-3).(a - b)\( \vdots \) (-3)

Tổng quát: Cho các số a, b, c \(\in\) Z, a và b cùng chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c.