Khởi động
94
Hai thân của chiếc compa có thể xem là hai tia chung gốc. Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì?
Gợi ý
Quan sát và nhận xét
Đáp án
Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh góc
94
Hai thân của chiếc compa có thể xem là hai tia chung gốc. Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì?
Quan sát và nhận xét
Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh góc
94
Hãy vẽ hai tia Ox và Oy có chung gốc O.
Vẽ hai tia Ox và Oy có chung gốc O
94
Hãy đọc và viết tên các góc đỉnh A trong Hình 69 và cho biết các cạnh của chúng.
Đọc và viết tên các góc đỉnh A trong Hình 69.
\(\widehat {BAC}\) có cạnh AB, AC
\(\widehat {CAx}\) có cạnh AC, Ax
\(\widehat {BAx}\) có cạnh AB, Ax.
95
Cho góc xOy và điểm N không nằm trong góc đó. Giả sử đường thẳng b đi qua N lần lượt cắt tia Ox, Oy tại C, D (Hình 76). Nêu vị trí của điểm N đối với hai điểm C, D.
Quan sát hình 76 rồi trả lời câu hỏi
Điểm N không nằm trên đoạn thẳng CD.
96
a) Quan sát thước đo góc
b) Dùng thước đo góc để xác định số đo góc xOy trong Hình 77a.
Bước 1. Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox
Bước 2. Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc.
Góc xOy bằng \({40^0}\).
97
Dùng thước đo góc để đo góc quyển sách toán của em.
Dùng thước đo góc để đo 4 góc quyển sách toán của em.
Bốn góc của quyển sách toán bằng nhau và bằng \({90^0}\).
98
Ở Hình 81 có HB = HC =CD.
Đo góc để trả lời các câu hỏi sau:
a) Hai góc ABC và ACB có bằng nhau không?
b) Trong hai góc ACB và ADB, góc nào lớn hơn?
Đo và so sánh các cặp góc.
\(a)\;\widehat {ABC}\; = \;\widehat {ACB}\)
\(b)\;\widehat {ACB} > \widehat {ADB}\)
99
Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm, hai kim tạo thành một góc. Quan sát các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các đồng hồ dưới đây và liên hệ với những loại góc mà em đã biết.
Quan sát các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các đồng hồ và liên hệ với những loại góc mà em đã biết.
Đồng hồ xanh hai kim tạo thành góc nhọn
Đồng hồ vàng hai kim tạo thành góc vuông
Đồng hồ hồng hai kim tạo thành góc tù
Đồng tím hai kim tạo thành góc bẹt.
100
Hãy ghép mỗi khẳng định ở bên trái với một hình thích hợp ở bên phải.
Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.
Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.
1 - c; 2 - a; 3 – b.
100
Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong Hình 85 và Hình 86.
Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong Hình 85 và Hình 86.
Hình 85: Góc mOn, đỉnh O, cạnh Om và On
Hình 86: Góc PNM, đỉnh N, cạnh NP và NM
100
Đọc tên các điểm nằm trong góc xOy ở Hình 87.
Quan sát hình vẽ và đọc tên các điểm nằm trong góc xOy.
Điểm nằm trong góc xOy là điểm D và G.
101
Cho tia Om. Vẽ tia On sao cho \(\widehat {mOn} = {50^0}\).
Dùng thước đo góc để vẽ.
101
Cho tia Oa. Vẽ tia Oy sao cho \(\widehat {aOb} = {150^0}\).
Dùng thước đo góc để vẽ.
101
Cho các góc \(\widehat {BAC} = {130^0},{\rm{ }}\widehat {DEG} = {145^0},{\rm{ }}\widehat {HKI} = {120^0},{\rm{ }}\widehat {PQT} = {140^0}.\) Hãy viết các góc đó theo thứ tự giảm dần.
Sắp các số đo theo thứ tự giảm dần sau đó viết các góc đó theo thứ tự giảm dần.
\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{DEG}}}{\rm{ > }}\widehat {{\rm{ PQT}}}{\rm{ > }}\widehat {{\rm{BAC}}}{\rm{ > }}\widehat {{\rm{HKI}}}\\\left( {{\rm{14}}{{\rm{5}}^0} > {\rm{14}}{{\rm{0}}^0} > {\rm{13}}{{\rm{0}}^0} > {\rm{12}}{{\rm{0}}^0}} \right)\\\end{array}\)
101
Đo các góc sau đây và cho biết số đo của chúng. Xác định góc nhọn, góc vuông góc tù, góc bẹt trong các góc đó.
Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.
Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.
\(\widehat {xOy} = {70^0}\): là góc nhọn
\(\widehat {xOz} = {180^0}\): là góc bẹt
\(\widehat {xOt} = {120^0}\): là góc tù
\(\widehat {xOu} = {135^0}\): là góc tù
\(\widehat {xOv} = {90^0}\): là góc vuông
\(\widehat {n{\mathop{\rm Im}\nolimits} } = {30^0}\): là góc nhọn.
101
Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, ta cũng coi xOy là một góc và gọi là “góc không”. Số đo của góc không là \({0^0}\). Tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ.
Vẽ hình và tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ.
Số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ lần lượt là 150\(^0\), 90\(^0\), 60\(^0\), 0\(^0\)
101
Bạn Hoan tham gia trò chơi tìm đường đi trên sơ đồ ở Hình 88. Em hãy giúp bạn Hoan chọn từ “trái”, “phải”, “vuông”, “nhọn”, “tù” thích hợp cho [? ].
Mẫu: Đi từ M đến 0, rẽ trái đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc vuông, có thể đến A.
a) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?] có thể đến D.
b) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?] , có thể đến B.
c) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến C.
d) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?] , có thể đến G.
e) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến E.
Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.
Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.
a) Đi từ M đến O, rẽ phải đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc vuông có thể đến D.
b) Đi từ M đến O, rẽ trái đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc tù có thể đến B.
c) Đi từ M đến O, rẽ phải đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc tù có thể đến C.
d) Đi từ M đến O, rẽ trái đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc nhọn có thể đến G.
e) Đi từ M đến O, rẽ phải đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc nhọn có thể đến E.