Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Khởi động

17

Bốn bạn Chi, Hằng, Trung, Dũng cùng chơi cờ cá ngựa. Chi đã gieo xúc xắc khi đến lượt của mình. Xác suất thực nghiệm để Chi gieo được mặt 1 chấm là bao nhiêu?

Gợi ýarrow-down-icon

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt X chấm bằng

Số lần xuất hiện mặt X chấm: Tổng số lần gieo xúc xắc

Đáp ánarrow-down-icon

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm bằng

Số lần xuất hiện mặt 1 chấm: Tổng số lần gieo xúc xắc

Hoạt động

17

Tung một đồng xu 8 lần liên tiếp, bạn Hòa có kết quả như sau:

a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện mặt N và số lần xuất hiện mặt S sau 8 lần tung đồng xu

b) Viết tỉ số xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu

c) Viết tỉ số xuất hiện mặt S và tổng số lần tung đồng xu.

Gợi ýarrow-down-icon

*Đếm số lần xuất hiện mặt N, mặt S

*Tỉ số xuất hiện mặt N = số lần xuất hiện mặt N: Tổng số lần tung

Đáp ánarrow-down-icon

a) Sau 8 lần tung đồng xu có 5 lần xuất hiện mặt N, 3 lần xuất hiện mặt S

b) Tỉ số xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu: \(\frac{5}{8}\)

c) Tỉ số xuất hiện mặt S và tổng số lần tung đồng xu:\(\frac{3}{8}\)

Luyện tập vận dụng 1

18

Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp, có 15 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là bao nhiêu?

Gợi ýarrow-down-icon

*Tính số lần xuất hiện mặt S

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S chấm bằng

Số lần xuất hiện mặt S : Tổng số lần tung đồng xu

Đáp ánarrow-down-icon

Số lần xuất hiện mặt S là:

25 – 15 =10 ( lần)

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S chấm là:

10 : 25= \(\frac{2}{5}\)

Hoạt động 2

18

Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Yến lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Sau 10 lần lấy bóng liên tiếp, bạn Yến có kết quả thống kê như sau:

a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện màu xanh, màu đỏ và màu vàng sau 10 lần lấy bóng.

b) Viết tỉ số số lần xuất hiện màu xanh và tổng số lần lấy bóng.

c) Viết tỉ số số lần xuất hiện màu đỏ và tổng số lần lấy bóng.

d) Viết tỉ số số lần xuất hiện màu vàng và tổng số lần lấy bóng.

Gợi ýarrow-down-icon

*Đếm số lần xuất hiện màu xanh, màu đỏ và màu vàng

* Tỉ số số lần xuất hiện màu X và tổng số lần lấy bóng= số lần xuất hiện màu X : tổng số lần lấy bóng.

Đáp ánarrow-down-icon

a)Số lần xuất hiện 3 màu trong 10 lần lấy bóng là: 

+Số lần xuất hiện màu xanh: 3 lần

+Số lần xuất hiện màu đỏ: 4 lần 

+Số lần xuất hiện màu vàng: 3 lần

b) Tỉ số của số lần xuất hiện quả bóng màu xanh là: \(\frac{3}{10}\)

c) Tỉ số của số lần xuất hiện quả bóng màu đỏ là: \(\frac{4}{10} = \frac{2}{5}\)

d) Tỉ số của số lần xuất hiện quả bóng màu vàng là: \(\frac{3}{10}\)

Luyện tập vận dụng 2

19

Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng và 1 quả bóng tím; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Minh lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Nếu bạn Minh lấy bóng 20 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện màu vàng thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng bằng bao nhiêu?

Gợi ýarrow-down-icon

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng = Số lần xuất hiện màu vàng : Tổng số lần lấy bóng

Đáp ánarrow-down-icon

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng là:

 5 : 20 = \(\frac{1}{4}\)

Bài tập 1

19

Tung một đồng xu 20 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần tungKết quả tungSố lần xuất hiện mặt NSố lần xuất hiện mặt S
1???
...?

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện mặt N;                          

b) Xuất hiện mặt S;

Gợi ýarrow-down-icon

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng

Số lần xuất hiện mặt N : Tổng số lần tung đồng xu

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng

Số lần xuất hiện mặt S : Tổng số lần tung đồng xu

Đáp ánarrow-down-icon
Lần tungKết quả tungSố lần xuất hiện mặt NSố lần xuất hiện mặt S
1N119
2S
3N
4N
5S
6S
7N
8S
9N
10N
11S
12S
13N
14N
15S
16S
17N
18N
19N
20S

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu 20 lần là

Số lần xuất hiện mặt N: 20 = \(\frac{11}{20}\)

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S khi tung đồng xu 20 lần là

Số lần xuất hiện mặt S: 20 = \(\frac{9}{20}\)

Bài tập 2

19

Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

Gợi ýarrow-down-icon

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng

Số lần xuất hiện mặt N : Tổng số lần tung đồng xu

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng

Số lần xuất hiện mặt S : Tổng số lần tung đồng xu

Đáp ánarrow-down-icon

a)   Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng: \(\frac{13}{22}\)

b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: \(\frac{11}{25}\)

c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì 30−14=16 lần xuất hiện mặt S. Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: 

\(\frac{16}{30}\)\(\frac{8}{15}\)

Bài tập 3

20

Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3,..., 10; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ rút được và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 25 lần rút thẻ liên tiếp, hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Tính xác suất thực nghiệm:

a)Xuất hiện số 1;

b) Xuất hiện số 5;

c) Xuất hiện số 10;

Gợi ýarrow-down-icon

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện số A bằng

Số lần xuất hiện số A : Tổng số lần rút thẻ

Đáp ánarrow-down-icon

Thống kê được bảng :

Lần rútKết quả rútTổng số lần xuất hiện
  Số 1Số 2Số 3Số 4Số 5Số 6Số 7Số 8Số 9Số 10
123332322232
21
33
44
510
69
77
81
98
106
115
122
133
146
155
164
177
1810
199
208
215
222
233
249
251

a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 1 là:

(Số lần xuất hiện số 1): 25 \(=\frac{3}{25}\)

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 5 là:

(Số lần xuất hiện số 5): 25 \(=\frac{3}{25}\)

c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 10 là:

(Số lần xuất hiện số 10): 25 \(=\frac{2}{25}\)

Bài tập 4

20

Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp, bạn Cường có kết quả như sau:

a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện mặt 1 chấm và số lần xuất hiện mặt 6 chấm sau 10 lần gieo. Xác suất thực nghiệm xuất hiện

b) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm.

c) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm. 

Gợi ýarrow-down-icon

Đếm số lần xuất hiện các mặt

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt X bằng

Số lần xuất hiện mặt X : Tổng số lần gieo xúc xắc

Đáp ánarrow-down-icon

 a) Số lần xuất hiện mặt 1 chấm: 3 lần

     Số lần xuất hiện mặt 6 chấm: 1 lần

 b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm là: \(\frac{3}{10}\)

 c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm là: \(\frac{1}{10}\)

Bài tập 5

20

a) Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng bao nhiêu?

b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng bao nhiêu?

Gợi ýarrow-down-icon

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt X bằng

Số lần xuất hiện mặt X : Tổng số lần gieo xúc xắc

Đáp ánarrow-down-icon

a)  Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng: \(\frac{5}{11}\)

b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng: \(\frac{3}{14}\)