Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

Khởi động

41

Bác Vĩnh mua 17 cuốn sổ và 34 chiếc bút để làm quà tặng. Bác Vĩnh muốn chia đều 17 cuốn sổ thành các gói và cũng muốn chia đều 34 chiếc bút thành các gói. Bác Vĩnh có bao nhiêu cách chia những cuốn sổ thành các gói? Có bao nhiêu cách chia những chiếc bút thành các gói?

Gợi ýarrow-down-icon

Để tìm số cách chia những cuốn sổ thành các gói đều nhau, ta tìm các ước của 17 bằng cách lần lượt thực hiện phép chia 17 cho các số tự nhiên từ 1 đến 17

Để tìm số cách chia những chiếc bút bi thành các gói đều nhau, ta tìm ước của 34 bằng cách thực hiện phép chia 34 cho các số tự nhiên từ 1 đến 34

Đáp ánarrow-down-icon

* Để tìm số cách chia những cuốn sổ thành các gói đều nhau, ta tìm các ước của 17 bằng cách lần lượt thực hiện phép chia 17 cho các số tự nhiên từ 1 đến 17, các phép chia hết là:

17 : 1 = 17 và 17 : 17 = 1

Vậy có 2 cách chia những cuốn sách thành các gói đều nhau:

- Cách 1: Để 1 gói gồm 17 cuốn

- Cách 2: Chia làm 17 gói, mỗi gói 1 cuốn sổ.

* Để tìm số cách chia những chiếc bút bi thành các gói đều nhau, ta tìm ước của 34 bằng cách thực hiện phép chia 34 cho các số tự nhiên từ 1 đến 34, các phép chia hết là:

34 : 1 = 34; 34 : 2 = 17; 34 : 17 = 2; 34 : 34 = 1

Vậy có 4 cách chia những chiếc bút thành các gói đều nhau:

Cách 1: Chia thành 1 gói 34 chiếc.

Cách 2: Chia thành 2 gói, mỗi gói 17 chiếc.

Cách 3: Chia thành 17 gói, mỗi gói 2 chiếc.

Cách 4: Chia thành 34 gói, mỗi gói 1 chiếc. 

Hoạt động

41

a) Tìm các ước của mỗi số sau: 2,3,4,5,6,7,17,34.

b) Trong các số trên, những số nào có hai ước, những số nào có nhiều hơn hai ước?

Đáp ánarrow-down-icon

a) Các ước của 2 là 1; 2

Các ước của 3 là 1; 3

Các ước của 4 là 1; 2; 4

Các ước của 5 là 1; 5

Các ước của 6 là 1; 2; 3; 6

Các ước của 7 là 1; 7

Các ước của 17 là 1; 17

Các ước của 34 là 1; 2; 17; 34

b) Các số:  2, 3 , 5 , 7 , 17 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. Các số này được gọi là số nguyên tố.

Các số 4, 6, 34 có nhiều hơn 2 ước. Các số đó được gọi là hợp số

Luyện tập vận dụng 1

41

Cho các số 11, 29, 35, 38. Trong các số đó:

a) Số nào là số nguyên tố? Vì sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

- Tìm tất cả các ước của từng số.

- Nếu chỉ có 2 ước là 1 và chính nó thì số đó là số nguyên tố.

- Nếu có một ước khác 1 và chính nó thì đó là hợp số.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Các số: 11, 29 là số nguyên tố.

Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

b) Các số 35, 38 là hợp số.

Vì:

35 có 4 ước là 1; 5; 7; 35

38 có 4 ước là 1; 2; 19; 38

Luyện tập vận dụng 2

42

Tìm các ước nguyên tố của 23, 24, 26, 27.

Gợi ýarrow-down-icon

- Tìm tất cả các ước của mỗi số.

- Kiểm tra các ước đó có là số nguyên tố không.

Đáp ánarrow-down-icon

+) 23 là số nguyên tố nên chỉ có duy nhất một ước nguyên tố là 23.

+) Các ước của 24 là 1,2,3,4,6,8,12,24. Trong đó 2,3 là các số nguyên tố.

Vậy các ước nguyên tố của 24 là 2 và 3.

+) Các ước của 26 là: 1, 2, 13, 26. Trong đó 2 và 13 là các số nguyên tố.

Vậy các ước nguyên tố của 26 là 2 và 13.

+) Các ước của 27 là: 1,3,9,27. Chỉ có số 3 là số nguyên tố.

Vậy 27 có duy nhất một ước nguyên tố là 3.

Luyện tập vận dụng 3

42

Viết hai số chỉ có ước nguyên tố là 3.

Gợi ýarrow-down-icon

- Tìm số chỉ có ước nguyên tố là 3 có dạng 3.3.3....3.

Đáp ánarrow-down-icon

Hai số chỉ có ước nguyên tố là 3 là: 9, 27 

Chú ý: Ta có thể chọn các số khác cũng thỏa mãn. Chẳng hạn: 81; 243

Bài tập 1

42

Cho các số 36, 37, 69, 75. Trong các số đó:

a) Số nào là nguyên tố? Vì  sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao? 

Gợi ýarrow-down-icon

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Số 37 là số nguyên tố. Vì nó chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

b) Số 36, 69, 75 là hợp số. Vì:

36 chia hết cho 2 nên có thêm một ước là 2 (Khác 1 và 36).

69 chia hết cho 3 nên có thêm một ước là 3 (Khác 1 và 69).

75 chia hết cho 5 nên có thêm một ước là 5 (Khác 1 và 75).

Bài tập 2

42

Hãy chỉ ra một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50

Gợi ýarrow-down-icon

- Tìm các số lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50.

- Tìm số nguyên tố trong các số đó.

Đáp ánarrow-down-icon

Các số lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49.

Số 41 chỉ có 2 ước là 1 và 41 nên số 41 là số nguyên tố.

Một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 41.

Chú ý: Các số thỏa mãn đề bài là: 41;43;47

Bài tập 3

42

Mỗi phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?

a) Mỗi số tự nhiên không là số nguyên tố thì sẽ là hợp số.

b) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.

c) 3 là ước nguyên tố của 6 nên 3 cũng là ước nguyên tố của 18.

d) Mọi số tự nhiên đều có ước số nguyên tố.

Gợi ýarrow-down-icon

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn 2 ước

Đáp ánarrow-down-icon

a) Sai.

Vì số 1 và 0 là số tự nhiên nhưng không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số.

b) Sai.

Vì số 2 là số nguyên tố nhưng không là số lẻ.

c) Đúng vì a chia hết cho b, mà c chia hết cho a thì c cũng chia hết cho b.

d) Sai.

Vì số 1 chỉ có ước là 1 mà 1 không là số nguyên tố nên 1 không có ước nguyên tố.

Bài tập 4

42

Tìm các ước số nguyên tố của: 36, 49, 70.

Gợi ýarrow-down-icon

- Tìm tất cả các ước của mỗi số.

- Kiểm tra các ước đó có là số nguyên tố không.

Đáp ánarrow-down-icon

+) Các ước của 36 là 1,2,3,4,6,9,12,18,36. Trong đó có số 2,3 là các số nguyên tố.

Các ước nguyên tố của 36 là:  2, 3.

+) Các ước của 49 là 1,7,49. Trong đó có số 7 là số nguyên tố.

Ước nguyên tố của 49 là: 7.

+) Các ước của 70 là 1,2,5,7,10,14,35,70. Trong đó có số 2,5,7 là số nguyên tố.

Các ước nguyên tố của 70 là: 2, 5, 7.

Bài tập 5

42

Hãy viết ba số:

a) Chỉ có ước nguyên tố là 2.

b) Chỉ có ước nguyên tố là 5.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Tìm số chỉ có ước nguyên tố là 2 có dạng 2.2.2.2...2.

b)  Tìm số chỉ có ước nguyên tố là 5 có dạng 5.5.5...5.

Đáp ánarrow-down-icon

a) 3 số chỉ có ước nguyên tố là 2 là: 2, 8, 4

b) 3 số chỉ có ước nguyên tố là 5 là: 5, 25, 125

Chú ý: Ta có thể chọn các số khác cũng thỏa mãn

Bài tập 6

43

Bạn An nói với bạn Bình: “Đầu tiên tôi có 11 là số nguyên tố. Cộng 2 vào 11 tôi được 13 là số nguyên tố. Cộng 4 vào 13 tôi được 17 cũng là số nguyên tố. Tiếp theo, cộng 6 vào 17 tôi được 23 cũng là số nguyên tố.  Cứ thực hiện như thế, mọi số nhận được đều là số nguyên tố”. Hỏi cách tìm số nguyên tố bạn An có đúng không?

Gợi ýarrow-down-icon

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, có hai ước là 1 và chính nó.

Làm theo cách của đề bài và chứng minh cộng đến 20 thì số tìm được có nhiều hơn 2 ước

Đáp ánarrow-down-icon

Cách tìm số nguyên tố của bạn An sai. Vì khi cộng đến 20 thì số tìm được chia hết cho 11:

11+2+4+6+8+10+12+14+16+18+20

=11+(2+20)+(4+18)+(6+16)+(8+14)+(10+12)

=11+11.2+11.2+11.2+11.2+11.2

=11.(1+2+2+2+2+2)

=11.11=121.

121 không là số nguyên tố vì số này có 3 ước là 1;11; 121.