Bài 1: Số nguyên âm

Luyện tập vận dụng 1

61

a) Đọc số: -54

b) Âm chín mươi.

Gợi ýarrow-down-icon

a) - Dấu “ – ” đọc là âm.

- Đọc tiếp số đằng sau dấu trừ.

b) - Âm viết là “ – ”

- Viết số đằng sau dấu “ – ”.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Đọc là: âm năm mươi tư.

b) Viết là: -  90.

Luyện tập vận dụng 2

62

Viết số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngầm so với mực nước biển, biết tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 20 m.

Gợi ýarrow-down-icon

Thêm dấu “ – ” trước số 20 để biểu thị số nguyên âm

Đáp ánarrow-down-icon

Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngắn so với mức nước biết (vị trí dưới mực nước biển 20m) = -20.

Bài tập 1

62

a) Đọc các số sau: -9; -18.

b) Viết các số sau: trừ hai mươi ba; âm ba trăm bốn mươi chín.

Gợi ýarrow-down-icon

a) - Dấu “ – ” đọc là âm.

- Đọc tiếp số đằng sau dấu trừ.

b) - Âm viết là “ – ”

- Viết số đằng sau dấu “ – ”.

Đáp ánarrow-down-icon

a) -9 đọc là âm chín;

    -18 đọc là âm mười tám.

b) -23; -349.

Bài tập 2

62

Bảng thống kê dưới đây cho biết nhiệt độ trong một ngày mùa đông của một vùng xứ lạnh:

a) Đọc và viết nhiệt độ lúc 2 giờ, 10 giờ, 18 giờ, 22 giờ.

b) Xác định tính đúng, sai của các phát biểu sau:

  • Lúc 6 giờ nhiệt độ là \(-10^oC\);
  • Lúc 14 giờ nhiệt độ là \(-3^oC\).
Gợi ýarrow-down-icon

a) Viết:

- Nhiệt độ lúc 2 giờ, 10 giờ, 18 giờ, 22 giờ lần lượt là số ở bên dưới các giờ đó.

Đọc từ trái qua phải:

- Có dấu “ – ”  thì đọc là âm.

- Đọc tiếp số đằng sau dấu trừ.

\(^\circ C\) đọc là độ C.

Viết:

- Âm viết là “ – ”

- Viết số đằng sau dấu “ – ”.

- Viết thêm đơn vị \(^\circ C\)

Đáp ánarrow-down-icon

a) +) Nhiệt độ lúc 2 giờ:

  • Đọc là: âm tám độ C.
  • Viết là: \(- 8^\circ C\).

+) Nhiệt độ lúc 10 giờ:

  • Đọc là: âm năm độ C
  • Viết là: \(- 5^\circ C\).

+) Nhiệt độ lúc 18 giờ:

  • Đọc là: không độ C
  • Viết là: \(0^\circ C\).

+) Nhiệt độ lúc 22 giờ:

  • Đọc là: âm ba độ C
  • Viết là: \(- 3^\circ C\).

b) Lúc 6 giờ nhiệt độ là \(- 10^\circ C\)=> Đúng

Lúc 14 giờ nhiệt độ là \(- 3^\circ C\)=> Sai vì lúc này nhiệt độ là  \(2^\circ C\).

Bài tập 3

63

Viết số nguyên âm biểu thị các tình huống sau:

a) Ông An nợ ngân hàng 4 000 000 đồng;

b) Bà Ba kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Thêm dấu “ – ” vào trước tiền nợ.

b) Thêm dấu “ – ” vào trước tiền lỗ.

Đáp ánarrow-down-icon

a) - 4 000 000.

b) - 600 000.

Bài tập 4

63

Viết số nguyên âm chỉ năm có các sự kiện sau:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên;

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

Gợi ýarrow-down-icon

Năm trước công nguyên ta thêm dấu “ – ” vào trước năm đó.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Năm 776 trước Công nguyên thì ta thêm “ – ”  vào trước 776 được:  \(- 776\).
b) Năm 287 trước Công nguyên thì ta thêm “ – ”  vào trước 287 được:  \(- 287\).

Có thể em chưa biết

63

Độ sâu lớn nhất của các đại đương dưới mực nước biển
Rãnh Ma-ri-a-na (Mariana, thuộc Thái Bình Dương) sâu 10 925 m.

Rãnh Pu-éc-tô Ri-cô (Puerto Rico, thuộc Đại Tây Dương) sâu 8 408 m.

Rãnh Gia-va (Java, thuộc Ấn Độ Dương) sâu 7 290m.

Môn-loi Hâu-lơ (Molloy Hole, nơi sâu nhất của Bắc Băng Dương) sâu 5 669 m.

Hãy sử dụng số nguyên âm để biểu diễn các độ cao đó (so với mực nước biển).

Gợi ýarrow-down-icon

Độ sâu được biểu thị độ cao so với mực nước biển bằng số âm

Đáp ánarrow-down-icon

+) Rãnh Ma-ri-a-na (Mariana, thuộc Thái Bình Dương) sâu 10 925 m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 10 935 m. 

+) Rãnh Pu-éc-tô Ri-cô (Puerto Rico, thuộc Đại Tây Dương) sâu 8 408 m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 8 408 m. 

+) Rãnh Gia-va (Java, thuộc Ấn Độ Dương) sâu 7 290m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 7 290 m. 

+) Môn-loi Hâu-lơ (Molloy Hole, nơi sâu nhất của Bắc Băng Dương) sâu 5 669 m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 5 669 m.