Bài 72: Mét khối

Trang 41

Thực hành - Bài 1

41

So sánh số đo thể tích của một vài đồ vật với 1 \(m^3\)

Chẳng hạn: Thể tích cặp sách, thể tích phòng học,….

Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 72: Mét khối (trang 41 Tập 2) | Giải Toán lớp 5
Đáp ánarrow-down-icon

Thể tích phòng học lớn hơn \(1 \mathrm{~m}^{3}\).

Thể tích bàn giáo viên bé hơn \(1 \mathrm{~m}^{3}\).

Thể tích cặp sách bé hơn \(1 \mathrm{~m}^{3}\).

Thể tích lọ hoa bé hơn \(1 \mathrm{~m}^{3}\).

Bài 2

42

a) \(2 \mathrm{~m}^3=. ? . \mathrm{dm}^3\quad\frac{3}{4} \mathrm{~m}^3=. ? . \mathrm{dm}^3\quad1,2 \mathrm{~m}^3=. ? . \mathrm{cm}^3\)
b) \(5000 \mathrm{dm}^3=\).?. \(\mathrm{m}^3\quad2500 \mathrm{dm}^3=\) ?. \(\mathrm{m}^3\quad7000000 \mathrm{~cm}^3=\).?. \(\mathrm{m}^3\)

Đáp ánarrow-down-icon

\(\begin{aligned}\text { a) } 2 \mathrm{~m}^3=2000 \mathrm{dm}^3 \\\frac{3}{4} \mathrm{~m}^3=750 \mathrm{dm}^3\\1,2 \mathrm{~m}^3=1200000 \mathrm{~cm}^3\end{aligned}\)

\(\begin{aligned}\text { b) } 5000 \mathrm{dm}^3=5 \mathrm{~m}^3\\2500 \mathrm{dm}^3=2,5 \mathrm{~m}^3\\7000000 \mathrm{~cm}^3=7 \mathrm{~m}^3\end{aligned}\)

Luyện tập - Bài 1

42

Các hình dưới đây được ghép bởi các hình lập phương cạnh 1m.

Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 72: Mét khối (trang 41 Tập 2) | Giải Toán lớp 5

a) Nêu cách ghép các hình trên thành hai hình hộp chữ nhật có thể tích bằng nhau.

b) Khi đó thể tích mỗi hình hộp chữ nhật là bao nhiêu mét khối?

Đáp ánarrow-down-icon

a) Ghép hình A và hình C, hình B và hình D

b) Thể tích mỗi hình hộp chữ nhật là 15 mét khối.

Bài 2

42

Một bồn nước có thể tích \(2,5 \mathrm{~m}^{3}\). Bồn đó chứa được bao nhiêu lít nước? Biết \(1 l=1 \mathrm{dm}^{3}\)

Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 72: Mét khối (trang 41 Tập 2) | Giải Toán lớp 5
Đáp ánarrow-down-icon

\(1 \mathrm{~m}^{3}=1000 \mathrm{dm}^{3}\)

Do \(1 \mathrm{dm}^{3}=1 l\) nên \(1 \mathrm{~m}^{3}=1000 l\).

Bồn đó chứa được số lít nước là:

\(2,5 \times 1000=2500 l\)

Đáp sô: 2500 l

Vui học

42

Số?

Một rô-bốt xếp các khối nhựa thành một hình có dạng hình lập phương cạnh 1 m. Cứ 3 giây rô-bốt lại xếp được một khối nhựa hình lập phương cạnh 10 cm. Rô-bốt sẽ hoàn thành công việc trong .?. phút.

Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 72: Mét khối (trang 41 Tập 2) | Giải Toán lớp 5


 

Đáp ánarrow-down-icon

Thể tích của hình lập phương cạnh 1 m là \(1 \mathrm{~m}^{3}\)

Đổi \(10 \mathrm{~cm}=1 \mathrm{dm}\)

Thể tích của hình lập phương cạnh 10 cm hay 1 dm là \(1 \mathrm{dm}^{3}\)

Đổi \(1 \mathrm{~m}^{3}=1000 \mathrm{dm}^{3}\).

Vậy để xếp được thành một hình có dạng hình lập phương cạnh 1 m cần 1 000 khối nhựa hình lập phương cạnh 10 cm.

Thời gian cần để xếp 1 000 khối nhựa là:

3 × 1 000 = 3000 (giây)

Đổi 3 000 giây = 50 phút

Vậy rô-bốt sẽ hoàn thành công việc trong 50 phút.