Ví dụ
17
17
18
Một hộp bi có 7 viên bi đỏ và 11 viên bi xanh.
a) Tìm tỉ số của số viên bi đỏ và số viên bi xanh.
Tìm tỉ số của số viên bi xanh và số viên bi đỏ.
b) Số?
Số viên bi đỏ bằng \(\frac{?}{?}\) số viên bi xanh.
Số viên bi xanh bằng \(\frac{?}{?}\) số viên bi đỏ.
Có 7 viên bi đỏ, 11 viên bi xanh.
a) Tỉ số của số viên bi đỏ và số viên bi xanh: \(7: 11\) hay \(\frac{7}{11}\)
Tỉ số của số viên bi xanh và số viên bị đỏ: \(11: 7\) hay \(\frac{11}{7}\)
b) Số?Số viên bi đỏ bằng \(\frac{7}{11}\) số viên bi xanh.
Số viên bi xanh bằng \(\frac{11}{7}\) số viên bi đỏ.
18
Số?
a) Số xe đạp bằng \(\frac{3}{2}\) số xe máy.
Tỉ số của số xe đạp và số xe máy là \(\frac{?}{?}\)
Tỉ số của số xe máy và số xe đạp là \(\frac{?}{?}\)
b) Sổ cái bàn bằng \(\frac{1}{4}\) số cái ghế.
Tỉ số của số cái bàn và số cái ghế là \(\frac{?}{?}\)
Tỉ số này cho biết số cái ghế gấp .?. lần số cái bàn.
a) Số xe đạp bằng \(\frac{3}{2}\) số xe máy.
Tỉ số của số xe đạp và số xe máy là \(\frac{3}{2}\)
Tỉ số của số xe máy và số xe đạp là \(\frac{2}{3}\)
b) Sổ cái bàn bằng \(\frac{1}{4}\) số cái ghế.Tỉ số của số cái bàn và số cái ghế là \(\frac{1}{4}\)
Tỉ số này cho biết số cái ghế gấp 4 lần số cái bàn.
18
Viết tỉ số của số đo thứ nhất và số đo thứ hai dưới dạng phân số tối giản.
19
Vẽ sơ đồ đoạn thẳng thể hiện tỉ số.
Mẫu: Khối lượng đậu xanh bằng \(\frac{2}{5}\) khối lượng gạo nếp.
a) Chiều rộng bằng \(\frac{1}{4}\) chiều dài.
b) Diện tích trồng hoa bằng \(\frac{3}{7}\)diện tích trồng rau.
a)
Chiều rộng:
Chiều dài:
b)
Diện tích trồng hoa:
Diện tích trồng rau :
19
Viết tỉ số của số bạn nam và số bạn nữ dưới dạng phân số tối giản rồi vẽ sơ đồ đoạn thẳng thể hiện tỉ số đó.
a) 20 bạn nam và 16 bạn nữ.
b) 4 bạn nam và 12 bạn nữ.
a) Tỉ số của số bạn nam và số bạn nữ: \(\frac{20}{16}=\frac{5}{4}\)
Bạn nam:
Bạn nữ:
b) Tỉ số của số bạn nam và số bạn nữ: \(\frac{4}{12}=\frac{1}{3}\)
Bạn nam:
Bạn nữ:
19
Một kệ sách có hai ngăn, chứa tất cả 84 quyển sách. Số sách ở ngăn trên bằng \(\frac{3}{7}\) số sách của cả kệ sách.
a) Tìm số sách ở mỗi ngăn.
b) Tìm tỉ số của số sách ở ngăn trên và số sách ở ngăn dưới.
a) Số sách ở ngăn trên là: \(84 \times \frac{3}{7}=36\) (quyển sách)
Số sách ở ngăn dưới là: 84 - \(36=48\) (quyển sách)
b) Tỉ số của số sách ở ngăn trên và số sách ở ngăn dưới là: 36 :\(48 =\frac{36}{48}=\frac{3}{4}\)
19
Khối lượng gạo nếp, đậu xanh và thịt trong mỗi cái bánh chưng lần lượt là: 500 g, 200 g và 300 g.
a) Trong mỗi cái bánh chưng, khối lượng đậu xanh bằng \(\frac{?}{?}\) khối lượng gạo nếp và khối lượng thịt bằng .?..?..?..?. khối lượng gạo nếp.
b) Bà ngoại đã sử dụng 10 kg gạo nếp để làm bánh chưng. Bà ngoại cần dùng .?. kg đậu xanh và .?. kg thịt.
a) Trong mỗi cái bánh chưng, khối lượng đậu xanh bằng \(\frac{2}{5}\) khối lượng gạo nếp và khối lượng thịt bằng \(\frac{3}{5}\) khối lượng gạo nếp.
Giải thích
Khối lượng đậu xanh bằng \(200: 500=\frac{2}{5}\) khối lượng gạo nếp
Khối lượng thịt bằng \(300: 500=\frac{3}{5}\) khối lượng gạo nếp.
b) Bà ngoại đã sử dụng \(10 \mathrm{~kg}\) gạo nếp để làm bánh chưng. Bà ngoại cần dùng \(4 \mathrm{~kg}\) đậu xanh và \(6 \mathrm{~kg}\) thịt.
Giải thích
Do khối lượng đậu xanh bằng \(\frac{2}{5}\) khối lượng gạo nếp
Bà ngoại cần dùng số ki-lô-gam đậu xanh là: \(10 \times \frac{2}{5}=4(\mathrm{~kg})\)
Do khối lượng thịt bằng \(\frac{3}{5}\) khối lượng gạo nếp.
Bà ngoại cần dùng số ki-lô-gam đậu xanh là: \(10 \times \frac{3}{5}=6(\mathrm{~kg})\)