Bài 5: Xã hội nguyên thủy

Mở đầu

20

Có một bức tranh được cho là của người nguyên thủy vẽ cảnh đi săn trên vách hang Lôt Ca-ba-lốt (Tây Ban Nha), với niên đại khoảng 10 000 năm trước. Một số người cho rằng người nguyên thủy sống như những bầy động vật hoang dã, lang thang trong các khu rừng rậm, không có tổ chức, ăn sống nuốt tươi,… Liệu trong thực tế có đúng như vậy không?

Gợi ýarrow-down-icon

Đọc thông tin về bức tranh

Đáp ánarrow-down-icon

Bức tranh với niên đại khoảng 10 000 năm trước. Đây là thời kì của người tinh khôn. Họ đã biết mài dũa công cụ sắc bén hơn. Họ sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2,3 thế hệ có chung dòng máu , làm chung hưởng chung. Đặc biệt trong thời kì này người tinh khôn đã phát hiện ra lửa một trong những bước ngoặt trong thời kì nguyên thủy giúp cuộc sống của con người trở nên văn minh hơn.

Như vậy, quan điểm cho rằng người nguyên thủy trong bức tranh sống không có tổ chức, ăn sống nuốt tươi là không đúng với thực tế.

Câu hỏi mục 1

21

1. Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?

2. Dựa vào bảng trên, em hãy cho biết, hãy cho biết đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn.

 Bầy người nguyên thủyCông xã thị tộc
Dạng ngườiNgười tối cổ

Người tinh khôn

Hình thành 3 chủng tộc lớn: da vàng, da trắng và da đen.

Đời sống kinh tếBiết ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa, sống trong hang động, dựa vào săn bắt và hái lượmBiết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén hơn, biết chế tạo công cung tên, làm đồ gốm, dệt vải và trồng trọt, chăn nuôi; biết dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở
Tổ chức xã hộiSống thành bầy khoảng vài chục người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.Sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng sống cạnh tranh tạo thành bộ lạc
Đời sống tinh thầnLàm vòng trang sức như vòng đeo tay bằng vỏ ốc hay răng thú xuyên lỗ, vẽ tranh trên vách đá,…

Làm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tay bằng đá, làm tượng bằng đá bằng đất nung, vẽ tranh trên vách đá,…

Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào thông tin được cung cấp

Đáp ánarrow-down-icon

1. Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua hai giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.

2. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn và Người tối cổ như sau:

- Người tối cổ:

+ Đời sống vật chất: biết ghè đẽo làm công cụ, tạo ra lửa, sống trong hang động, dựa vào săn bắt và hái lượm.

+ Đời sống tinh thần: Làm vòng trang sức như vòng đeo tay bằng vỏ ốc hay răng thú xuyên lỗ, vẽ tranh trên vách đá,…

+ Tổ chức xã hội: Sống thành bầy khoảng vài chục người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.

- Người tinh khôn:

+ Đời sống vật chất: Biết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén hơn, biết chế tạo công cung tên, làm đồ gốm, dệt vải và trồng trọt, chăn nuôi; biết dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.

+ Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tay bằng đá, làm tượng bằng đá bằng đất nung, vẽ tranh trên vách đá,…Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh

+ Tổ chức xã hội: Sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng sống cạnh tranh tạo thành bộ lạc.

Câu hỏi mục 2

23

1. Em nhận thấy kĩ thuật chế tác công cụ giai đoạn Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn?

Hình 3 trang 21

Hình 4 trang 19

2. Khai thác kênh hình và thông tin ở mục 2, hãy cho biết những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. 

Gợi ýarrow-down-icon

1.Quan sát hình ảnh

2. Khai thác kênh hình và thông tin ở mục 2

Đáp ánarrow-down-icon

1. Qua hai hình ảnh về công cụ lao động ở núi Đọ và Bắc Sơn, ta thấy rằng công cụ núi Đọ có kích thước to hơn, chưa được mài gọn nhẹ, tương đối thô sơ. Đối với công cụ ở Bắc Sơn, những công cụ này đã được mài sắc cạnh, gọn nhẹ hơn có thấy sự phát triển trong chế tác công cụ của người nguyên thủy.

2. Ở Việt Nam, người nguyên thủy cũng đã từng bước tìm cách cải tiến công cụ. Từ chỗ chỉ biết ghè đẽo, họ đã biết mài đá, tạo ra những công cụ khác nhau như rìu, bôn, chày, cuốc đá. Tre, gỗ, xương, sừng cũng được sử dụng để làm mũi tên, mũi lao.

Họ sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. Nguồn thức ăn của họ ngày càng phong phú, bao gồm cả những sản phẩm săn bắt, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi.

Trong các di chỉ, người ta chỉ tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức.

Người nguyên thủy có đời sống tâm linh sống thế nào thì chết cũng sẽ chôn theo các công cụ và đồ trang sức để sinh sống tiếp bên thế giới bên kia.

Luyện tập và Vận dụng 1

23

Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thủy?

Gợi ýarrow-down-icon

Liên hệ thực tế.

Đáp ánarrow-down-icon

Theo em, lao động có vai trò đối với người nguyên thủy:

- Nhờ lao động con người từ chỗ biết ghè đẽo thô sơ tiến tới biết mài, khoan, cưa.
- Từ chỗ sống trong hang đá tiến tới làm những túp lều.
- Biết chế tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn
- Tổ chức xã hội ngày càng tiến bộ hơn qua các giai đoạn bầy người nguyên thủy đến công xã thị tộc.

Luyện tập và Vận dụng 2

23

Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào thông tin cung cấp

Đáp ánarrow-down-icon

Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm tiến bộ hơn so với Người tối cổ:

+Từ sống trong hang động đã biết dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.

+ Từ bầy người nguyên thủy sống quần tụ trong các thị tộc 2, 3 thế hệ có cùng dòng máu sinh sống.

+ Bắt đầu có ý thức về đời sống tâm linh và tục chôn cúng người chết. 

+ Đời sống tinh thần phong phú, biết xâu chuỗi các hạt, vỏ sò để làm đồ trang sức, hoa văn trên đồ gốm cũng đã mang dần tính thẩm mĩ.

Luyện tập và Vận dụng 3

23

Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin trong sách, báo và internet hãy cho biết các di tích ở thời kì đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì.

Gợi ýarrow-down-icon

Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin trong sách, báo và internet

Đáp ánarrow-down-icon

- Di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh sau: Thanh Hóa ( Núi Đọ), Quảng Ninh (Hạ Long), Phú Thọ, Vĩnh Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Đồng Nai, Bình Phước...

- Ý nghĩa: Các di tích thời đồ đá được tìm thấy ở miền núi, trung du và đồng bằng, ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mê kông, khu vực ven biển...  Vì điều kiện đồng bằng là nơi rất thích hợp cho lúa nước hoang và sau này là lúa nước trồng. Các khu vực miền núi tập trung nhiều hang động, là nơi sinh sống; cung cấp nguồn thức ăn do săn bắt hái lượm.