Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Câu hỏi mục 1

140

Dựa vào hình 1, em hãy:

- Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- So sánh độ cao của các điểm B1, B2, B3, C.

- Cho biết một bạn muốn leo lên đỉnh A2, để đỡ leo dốc, thì nên đi theo đường D1 – A2 hay sườn D2 – A2.

Hình 1. Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình 1 và hướng dẫn đọc lược đồ tỉ lệ lớn trong SGK.

Đáp ánarrow-down-icon

- Các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau 100 mét.

- So sánh độ cao giữa các điểm B1, B2, B3, C: 

  B3 = C (900m) < B1 (1000m) < B2 (1100m).

- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, ta nên đi theo sườn D1-A2 vì đường này dài hơn (các đường đồng mức cách xa nhau) chứng tỏ địa hình thoải. Với địa hình thoải thì việc leo núi sẽ dễ hơn.

Câu hỏi mục 2

140

Căn cứ vào hình 2, em hãy:

- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào.

- Xác định độ cao của đỉnh Ngọc Linh.

Hình 2. Lát cắt địa hình từ dãy Bạch Mã đến Phan Thiết

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình 2 và đọc hướng dẫn đọc lát cắt địa hình trong SGK.

Đáp ánarrow-down-icon

- Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên, núi.

- Đỉnh Ngọc Linh có độ cao trên 2 500 m.