Bài 1: Lịch sử và cuộc sống

Mở đầu

9

Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em, sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình 1

Đáp ánarrow-down-icon

Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử được thể hiện ở kích thước và khối lượng. Máy tính điện tử càng ngày càng trở nên nhỏ gọn, khối lượng nhẹ hơn và dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Theo em, sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử đó chính là lịch sử của máy tính điện tử.

Câu hỏi mục 1

9

Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể.

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào kiến thức lịch sử là gì

Đáp ánarrow-down-icon

Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.

Ví dụ : Lịch sử của Việt Nam, Lịch sử giáo dục Việt Nam, Lịch sử Toán học, Lịch sử Đông Nam Á,...

Câu hỏi mục 2

10

1. Nêu ý nghĩa hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Theo em , việc biên soạn các tác phẩm như hình có tác dụng gì ?

3. Vì sao phải học Lịch sử?

Gợi ýarrow-down-icon

1. Đọc và phân tích hai câu thơ của Bác

2. Quan sát hình ảnh

3. Dựa vào kiến thức vì sao phải học lịch sử

Đáp ánarrow-down-icon

1. Câu thơ của Bác:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

- Học Lịch sử không chỉ giúp chúng ta nhớ về cội nguồn mà chúng ta còn vận dụng được những bài học đó nhằm phục vụ hiện tại và tương lai.

- Như vậy, việc học Lịch sử là cần thiết để giáo dục học sinh về cội nguồn, truyền thống yêu nước của ông cha, tổ tiên mà còn giúp vận dụng được những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu vào cuộc sống.

2. Việc biên soạn các tác phẩm như hình 2 là một cách nghiên cứu, tổng hợp, phân tích lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm hiểu về cội nguồn của quốc gia, dân tộc, thế giới. Từ đó, đúc rút được những kinh nghiệm và bài học lịch sử để phục vụ cho hiện tại và tương lai.

3. - Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,… và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.

- Học lịch sử còn để đúc kết những những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

Luyện tập và Vận dụng 1

10

Nhà chính trị nổi tiếng La Mã cổ đại Xi-xe-rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Em có đồng ý với quan điểm đó không?

Gợi ýarrow-down-icon

Liên hệ thực tế và bài học

Đáp ánarrow-down-icon

Em đồng ý với quan điểm lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Tại vì những gì mà lịch sử đã diễn ra sẽ giúp chúng ta những bài học và kinh nghiệm. Ví dụ về nghệ thuật quân sự độc đáo cắm cọc trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hán, nghệ thuật đó được Lê Hoàn học tập và vận dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất năm 981 và chiến thắng Bạch Đằng chống quân Nguyên của Trần Quốc Tuấn. Như vậy, lịch sử không chỉ giúp chúng ta biết về cội nguồn, tổ tiên, lịch sử của dân tộc và nhân loại mà còn giúp chúng ta học tập và đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu trong lịch sử.

Luyện tập và Vận dụng 2

10

Các bạn trong hình bên đang làm gì? Theo em, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình ảnh

Đáp ánarrow-down-icon

Các bạn trong hình đang lau chùi, dọn dẹp các bia mộ liệt sĩ. Hành động đó là một hành động ý nghĩa vừa thể hiện sự biết ơn của thế hệ sau đối với những anh hùng cách mạng hi sinh cho tổ quốc. Những tấm bia đó còn là một phần lịch sử, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào cũng như tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân của Việt Nam.

Luyện tập và Vận dụng 3

10

Hãy chia sẻ với thầy cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết; cách học lịch sử nào giúp các em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất.

Gợi ýarrow-down-icon

Liên hệ bản thân

Đáp ánarrow-down-icon

Cách học Lịch sử mà em biết:

- Học bằng sơ đồ tư duy

- Học qua việc đọc các câu chuyện lịch sử

- Xem các bộ phim về lịch sử

- Tổ chức học nhóm, đố vui với nhau về lịch sử,…

Theo em, cách em cảm thấy để dễ nhớ các mốc sự kiện lịch sử nhất đó là gắn các mốc lịch sử liên quan đến những người thân quen xung quanh em. Ví dụ bố em sinh ngày 2/9, đó là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được coi là Ngày Quốc Khánh. Khi học bài môn Sử, em thường chia các bài nhỏ, chủ đề thành sơ đồ tư duy vừa giúp hệ thống kiến thức, vừa là một cách ghi nhớ logic về lịch sử để học tập tốt môn Lịch sử.

Luyện tập và Vận dụng 4

10

Em hãy điều tra xem trong lớp em có bao nhiêu bạn thích học môn Toán, môn Ngữ văn và môn Lịch sử . Theo em, các bạn học những môn khác có cần biết Lịch sử không? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

Liên hệ thực tế

Đáp ánarrow-down-icon

- Ví dụ: Lớp em học 40 học sinh, có 15 bạn thích môn Toán, 20 bạn thích Văn, 5 bạn thích Sử.

- Theo em, các bạn học những môn khác vẫn phải cần biết về Lịch sử, bởi vì học lịch sử là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm hiểu về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ. 

- Các môn học khác cũng có lịch sử. Ví như Lịch sử của Toán học, Lịch sử Văn học, Lịch sử Vật lý, v.v... Vì vậy mà học Lịch sử cũng chính là học 1 phần môn học khác. 

- Học lịch sử, biết về quá khứ, có thể đúc rút bài học, kinh nghiệm phục vụ cho hiện tại và tương lai.