Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Mở đầu

8

Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà khoa học tự nhiên được chia thành một số lĩnh vực khác nhau. Em đã biết những lĩnh vực khoa học tự nhiên nào?

Đáp ánarrow-down-icon

Những lĩnh vực khoa học tự nhiên:

- Vật lí học.

- Hóa học.

- Sinh học.

- Khoa học Trái Đất.

- Thiên văn học.

Thảo luận 1

8

Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào.

Đáp ánarrow-down-icon

- Thí nghiệm 1: Vật  học

- Thí nghiệm 2: Hóa học

- Thí nghiệm 3: Sinh học

- Thí nghiệm 4: Khoa học Trái Đất

Luyện tập 1

9

Các ứng dụng trong hình 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

Đáp ánarrow-down-icon

Hình 2.3 liên quan đến Sinh học

Hình 2.4 liên quan đến Khoa học Trái Đất

Hình 2.5 liên quan đến Sinh học

Hình 2.6 liên quan đến Hóa học

Hình 2.7 liên quan đến Vật lí

Hình 2.8 liên quan đến Thiên văn học

Thảo luận 2

9

Quan sát hình 2.9 đến 2.12, em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau (sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản).

Đáp ánarrow-down-icon

Con gà, cây cà chua có sự trao đổi chất với môi trường, có sự sinh trưởng, lớn lên và có khả năng sinh sản ra thế hệ sau.

Đá sỏi và máy tính không có khả năng đó.

Luyện tập 2

9

Vật nào là vật sống, vật không sống trong hình 2.9 đến 2.12?

Đáp ánarrow-down-icon

Con gà, cây cà chua là vật sống.

Đá sỏi và máy tính là vật không sống.

Vận dụng

10

Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống?

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào các đặc điểm nhận biết vật sống.

Đáp ánarrow-down-icon

Robot là vật không sống vì nó không có khả năng sinh trưởng, lớn lên hay sinh sản ra thế hệ sau.

Bài tập 1

10

Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên:

a) Vật lí học.

b) Hoá học.

c) Sinh học.

d) Khoa học Trái Đất.

e) Thiên văn học.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Vật lí học: di chuyển bằng các phương tiện giao thông

b) Hoá học: điều chế, sản xuất các chất

c) Sinh học: trồng cây trong nhà kính

d) Khoa học Trái Đất: dự báo thời tiết

e) Thiên văn học: du hành vũ trụ

Bài tập 2

10

Vật nào sau đây gọi là vật không sống?

A. Con ong

B. Vi khuẩn.

C. Than củi.

D.Cây cam.

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào các đặc điểm của vật sống.

Đáp ánarrow-down-icon

Than củi là vật không sống, A, B, D đều là vật sống.

Chọn C.

Bài tập 3

10

Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật , hoá học, ...) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào?

Đáp ánarrow-down-icon

Dựa vào sự khác biệt giữa vật sống và vật không sống. Khoa học về vật chất nghiên cứu vật không sống, khoa học về sự sống nghiên cứu về vật sống (sinh vật).