Bài 7: Giới thiệu về rừng

Mở đầu

29

Rừng là gì? Rừng có vai trò như thế nào với môi trường và đời sống con người? Ở nước ta có những loại rừng phổ biến nào?

Gợi ýarrow-down-icon

- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm thành phần sinh vật và thành phần không phải sinh vật.

- Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và đời sống của con người.

- Ở nước ta có ba loại rừng phổ biến là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng.

Đáp ánarrow-down-icon

- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó hệ thực vật là thành phần chính của rừng.

- Vai trò của rừng đối với môi trường và đời sống con người:

   + Rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ và điều hòa môi trường sinh thái.

   + Rừng làm tăng độ phì nhiêu cho đất, bồi dưỡng tiềm năng của đất.

   + Một số rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, khai thác gỗ và một số loại lâm sản.

   + Rừng là nơi bảo vệ di tích và danh lam thắng cảnh.

- Ở nước ta có ba loại rừng phổ biến là:

   + Rừng phòng hộ.

   + Rừng sản xuất.

   + Rừng đặc dụng.

Khám phá 1

29

Quan sát Hình 7.1 và nêu các thành phần của rừng theo gợi ý:

- Thành phần sinh vật.

- Thành phần không phải sinh vật.

Gợi ýarrow-down-icon

Các thành phần của rừng:

- Thành phần sinh vật: thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,…

- Thành phần không phải sinh vật: đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

Đáp ánarrow-down-icon

Các thành phần của rừng trong Hình 7.1:

- Thành phần sinh vật: chim, cò, cây cối.

- Thành phần không phải sinh vật: nước, đất, không khí.

Kết nối năng lực 1

29

Kể tên các sản phẩm trong đời sống có nguồn gốc từ rừng.

Gợi ýarrow-down-icon

Các sản phẩm trong đời sống có nguồn gốc từ rừng: thực phẩm từ rừng, dược liệu, cây hoa rừng, đồ gia dụng bằng gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, củi, giấy,…

Đáp ánarrow-down-icon

Các sản phẩm trong đời sống có nguồn gốc từ rừng: 

- Thực phẩm từ rừng: mật ong rừng, nấm rừng, mộc nhĩ rừng, măng rừng, gà rừng, lợn rừng,… 

- Dược liệu: sâm Ngọc Linh, hà thủ ô, đẳng sâm,…

- Cây hoa rừng: hoa phong lan rừng,…

- Đồ gia dụng bằng gỗ: bàn gỗ, ghế gỗ, đũa gỗ, thớt gỗ,…

- Đồ thủ công mỹ nghệ: giỏ mây, giỏ tre, khay mây,...

 - Củi, giấy,…

Khám phá 2

30

Chọn nội dung đúng về vai trò của rừng theo mẫu bảng dưới đây:

Gợi ýarrow-down-icon

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và đời sống của con người: cung cấp nguồn gỗ, điều hoà không khí, điều hoà nước, chống biến đổi khí hậu, là nơi lưu trú của động, thực vật và lưu trữ các nguồn gene quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,…

Đáp ánarrow-down-icon

Các nội dung đúng về vai trò của rừng:

1. Rừng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn.

2. Rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, bảo vệ đê biển.

3. Rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ và điều hòa môi trường sinh thái.

4. Rừng cung cấp gỗ cho con người.

5. Rừng là nơi bảo vệ di tích và danh lam thắng cảnh.

7. Rừng là nơi bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật.

8. Rừng là nơi phục vụ nghiên cứu.

9. Rừng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật.

Kết nối năng lực 2

30

Sử dụng internet, sách, báo,.. để tìm hiểu thêm vai trò của rừng.

Gợi ýarrow-down-icon

Học sinh tìm kiếm, nghiên cứu sách báo để biết thêm các vai trò của rừng.

Đáp ánarrow-down-icon

Các vai trò khác của rừng:

- Rừng là lá phổi xanh, giúp lọc sạch khí độc hại, điều hòa khí hậu: Rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra khí O2,… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kì quan trọng.

- Rừng làm tăng độ phì nhiêu cho đất, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lí hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.

- Rừng cung cấp nhiều thảo dược quý: đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi,…

- Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy, gỗ trụ mô,… phát triển mạnh mẽ.

Khám phá 3

31

Xác định từng loại rừng phù hợp với mỗi ảnh trong hình 7.3 theo mẫu bảng dưới đây:

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào mục đích sử dụng, rừng được chia thành ba loại là:

- Rừng phòng hộ.

- Rừng sản xuất.

- Rừng đặc dụng.

Đáp ánarrow-down-icon

 

Kết nối năng lực 3

32

1. Kể tên một số rừng ở Việt Nam mà em biết. Chúng thuộc loại rừng nào (theo mục đích sử dụng)?

2. Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về các loại rừng ở Việt Nam và trên thế giới.

Gợi ýarrow-down-icon

1. Học sinh tự tìm hiểu một số rừng ở Việt Nam và phân loại chúng theo mục đích sử dụng (rừng phòng hộ. rừng sản xuất, rừng đặc dụng).

2. Học sinh tự tìm hiểu thêm về các loại rừng ở Việt Nam và trên thế giới.

Đáp ánarrow-down-icon

1. Một số rừng ở Việt Nam:

+ Rừng sản xuất: Rừng keo trồng (Đồng Hỉ - Thái Nguyên); Các rừng ở Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Quảng Trị

+ Rừng đặc dụng: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình); Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ); 

+ Rừng phòng hộ: Rừng Sơn Động (Bắc Giang); Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Khu rừng phòng hộ xung yếu và sản xuất Lâm ngư trường 184 (Cà Mau); Rừng phòng hộ ven biển Nhà Mát (Bạc Liêu),...

2. Tìm hiểu thêm về về các loại rừng ở Việt Nam và trên thế giới.

- Rừng U Minh ở Cà Mau, Việt Nam: 

+ Rừng U Minh thuộc loại rừng đặc dụng và đã được xếp hạng quý hiếm độc đáo trên thế giới vì nó mang một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng đầy hoang sơ. 

+ Rừng có diện tích rộng khoảng 2.000 km2 và chia thành hai khu rõ ràng được chia cắt bởi con sông Trẹm và sông Cái Tàu; đó là rừng U Minh Thượng (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau).

Article

- Rừng Amazon ở Brazil:

+ Rừng Amazon thuộc loại rừng đặc dụng, là khu rừng đa dạng sinh học bậc nhất và lớn nhất thế giới.

+ Rừng có diện tích khoảng 2,3 triệu dặm vuông tương đương hơn 5,95 triệu km2, trải rộng khắp Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Peru, Venezuela và Cộng hòa Suriname.

Truy tố hơn 2.200 đối tượng phá rừng Amazon

Luyện tập 1

32

Nêu vai trò của rừng đối với gia đình và địa phương em.

Gợi ýarrow-down-icon

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và đời sống của con người.

Đáp ánarrow-down-icon

* Đối với gia đình:

- Rừng là lá phổi xanh, giúp lọc sạch khí độc hại, điều hòa khí hậu.

- Rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, bảo vệ đê biển.

* Đối với địa phương em ở ven biển:

- Rừng là lá phổi xanh, giúp lọc sạch khí độc hại, điều hòa khí hậu.

- Rừng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn.

- Rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ và điều hòa môi trường sinh thái.

- Rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, bảo vệ đê biển.

- Rừng làm tăng độ phì nhiêu cho đất, bồi dưỡng tiềm năng của đất.

Luyện tập 2

32

Trình bày vai trò của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Gợi ýarrow-down-icon

Dựa vào mục đích sử dụng, rừng được chia thành ba loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Mỗi loại rừng đều có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống của con người.

 

Đáp ánarrow-down-icon

- Vai trò của rừng phòng hộ: 

   + Bảo vệ nguồn nước.

   + Bảo vệ đất, chống xói mòn,

   + Chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai.

   + Điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. 

- Vai trò của rừng sản xuất: 

   + Sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

   + Phòng hộ và góp phần bảo vệ môi trường.

- Vai trò của rừng đặc dụng: 

   + Bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật.

   + Bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

   + Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch và nghiên cứu.

Vận dụng

32

Viết một đoạn văn hoặc kể một câu chuyện có nội dung đề cập đến vai trò của rừng. 

Gợi ýarrow-down-icon

Học sinh tự viết một đoạn văn đề cập đến vai trò của rừng: cung cấp nguồn gỗ, điều hoà không khí, điều hoà nước, chống biến đổi khí hậu, là nơi lưu trú của động, thực vật và lưu trữ các nguồn gene quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,…

Đáp ánarrow-down-icon

“Rừng vàng, biển bạc”, câu nói của Bác Hồ đã ghi dấu trong lòng mỗi con người Việt Nam về ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đất nước ta. Vậy, tại sao phải bảo vệ rừng? Bởi vì, rừng có vai trò vô cùng to lớn đối với mọi mặt của xã hội. Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra O2,… Đặc biệt là trong tình trạng Trái Đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng. Cùng với đó, rừng còn làm giảm thiên tai, chống xói mòn và sạt lở đất. Rừng điều hòa khí hậu, làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất. Hơn nữa, rừng cung cấp nguyên vật liệu cho con người như củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ. Rừng còn là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm, là nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, là nguồn gen để nghiên cứu khoa học.