1. Bệnh thán thư
* Đặc điểm nhận biết
+ Trên lá: gây hại từ mép lá, lúc đầu là đốm nhỏ, sau thành mảnh lớn
+ Trên chồi non: lúc đầu dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối
+ Trên hoa và quả: hơi lõm kiểu chấm đen, hoa và quả chuyển đen và rụng.
* Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng
- Thoát nước sau mưa lớn
- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK
- Khi bị bệnh cần phun thuốc kịp thời
2. Bệnh vàng lá greening (trên cây ăn quả có múi)
* Đặc điểm nhận biết:
+ Lá: lốm đốm vàng xanh, gân lá sưng, màu xanh, rụng
+ Quả: nhỏ, méo, loang lổ
* Biện pháp phòng trừ
- Dùng nguồn cây giống sạch bệnh, tạo tán, tỉa cành
- Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối
- Quản lí tốt nguồn rầy chổng cánh
- Khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ phần bệnh hoặc nhổ cây.
3. Bệnh đạo ôn hại lúa
* Đặc điểm nhận biết:
+ Trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, giữa vết bệnh có màu tro xám.
+ Trên cổ bông, cổ gié và hạt lúa: màu nâu xám hơi teo thắt lại.
* Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống chống chịu
- Xử lí hạt giống
- Dự tính dự báo bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng
- Bón phân cân đối
- Chủ động phun thuốc phòng bệnh
4. Bệnh héo xanh vi khuẩn
* Đặc điểm nhận biết:
+ Cành và lá héo, vỏ thân phía gốc xù xì
+ Cắt ngang thân, cành: chứa dịch nhờn vi khuẩn
+ Ngâm đoạn thân cắt vào nước: dịch vi khuẩn chảy ra ngoài
+ Bệnh nặng, xuất hiện những sọc nâu.
* Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống chống bệnh, khỏe, sạch bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng, ngâm nước ruộng hoặc cày phơi đất, luân canh với lúa nước.
- Dùng chế phẩm vi sinh vật đối kháng.