Bài 11: Khái niệm và vai trò của giống cây trồng

Trang 57

Mở đầu

57

Giống cây trồng là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với trồng trọt?

Đáp ánarrow-down-icon

- Giống cây trồng: Là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; gồm các giống cây nông nghiệp, dược liệu, cây cảnh và giống nấm ăn.

- Vai trò đối với trồng trọt: 

+ Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

+ Tăng khả năng kháng sâu, bệnh

+ Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Mở rộng diện tích trồng trọt

Khám phá 1

58

 Kể tên các giống cây trồng phổ biến ở địa phương em. Chúng có đặc điểm gì nổi bật so với các giống khác cùng loài?

Đáp ánarrow-down-icon

- Các giống cây trồng phổ biến ở địa phương em:

+ Vải thiều Thanh Hà

+ Lúa Gia Lộc 26

- Đặc điểm nổi bật của các giống cây trồng phổ biến ở địa phương em là:

+ Vải thiều Thanh Hà: quả to, tròn, ngọt sắc, hạt nhỏ, mọng nước.

+ Lúa Gia Lộc 26: hạt trong, cơm mềm, mùi thơm nhẹ.

Kết nối năng lực 1

58

Tìm hiểu các khái niệm giống bản địa, giống nhập nội, giống lai

Đáp ánarrow-down-icon

- Giống bản địa: là một thuật ngữ trong địa lý sinh vật chỉ về một loài được định nghĩa là có nguồn gốc (hoặc gốc gác địa phương) trong một khu vực nhất định hoặc hệ sinh thái nếu có sự hiện diện của chúng trong khu vực, là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.

- Giống nhập nội: là tổng thể các giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam qua các con đường khác nhau ở các thời điểm khác nhau.

- Giống lai:  là dùng vật nuôi các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang nguồn gen di truyền của nhiều giống.

Khám phá 2

59

Hình 11.5 thể hiện cơ cấu mùa vụ trong năm. Quan sát Hình 11.5 và cho biết giống mới giúp tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng như thế nào?

>Hình 11.5 thể hiện cơ cấu mùa vụ trong năm. Quan sát Hình 11.5 và cho biết giống mới giúp tăng vụ và thay đổi cơ cấu
Đáp ánarrow-down-icon

Giống mới giúp tăng vụ từ 2 vụ/năm lên thành 3 vụ/năm và cơ cấu cây trồng thay đổi, từ chỉ có 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa 1 vụ màu lên thành 2 vụ lúa, 1 vụ màu một năm. Điều này đã giúp nâng cao sản lượng và giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng trọt.

Kết nối năng lực 2

59

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về vai trò của giống cây trồng?

Đáp ánarrow-down-icon

Vai trò của giống cây trồng:

Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

+ Tăng khả năng kháng sâu, bệnh

+ Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Mở rộng diện tích trồng trọt

+ Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực.

Luyện tập

59

Giống cây trồng là gì? Trình bày các vai trò của giống cây trồng?


 

Đáp ánarrow-down-icon

- Giống cây trồng: Là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; gồm các giống cây nông nghiệp, dược liệu, cây cảnh và giống nấm ăn.

- Vai trò của giống cây trồng:

Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

+ Tăng khả năng kháng sâu, bệnh

+ Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Mở rộng diện tích trồng trọt, thay đổi cơ cấu trồng trọt theo hướng tích cực

Vận dụng

59

 Khảo sát các giống cây trồng ở địa phương em và đề xuất một số phương án giúp cơ cấu mùa vụ hợp lí.

Đáp ánarrow-down-icon

* Các giống cây trồng ở địa phương em: Lúa, Ổi, Vải thiều

* Đề xuất phương án giúp cơ cấu mùa vụ hợp lí:

- Với lúa: trồng 2 vụ lúa xen 1 vụ màu như: ngô, khoai, rau, …

- Với cây Ổi: trồng 1 vụ ổi xen các cây họ đậu, sắn.

- Với cây vải thiều: trồng 1 vụ vải xen các cây họ đậu, sắn, cây ngắn ngày, …