Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng

Mở đầu

58

Hãy kể tên các loại cây có ở trường em và cho biết làm thế nào để nhân giống được các loại cây đó.

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 58 để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

– Cây phượng được nhân giống bằng gieo hạt, chiết cành, giâm cành

– Cây bàng: được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt của cây

– Cây bằng lăng: được nhân giống bằng gieo hạt, chiết cành.

Luyện tập 1

58

Quan sát Hình 11.1 và nêu các bước nhân giống bằng hạt.

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 58 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

Các bước nhân giống bằng hạt trong hình 11.1:

- Bước 1: Chọn hạt giống gốc

- Bước 2: Gieo trồng, chăm sóc

- Bước 3: Thu hoạch hạt

- Bước 4: Chọn lọc, làm sạch, phơi khô hạt

- Bước 5: Bảo quản

Vận dụng 1

58

Ở địa phương em, những loại cây nào thường được nhân giống bằng hạt?

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 58 để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

Ở địa phương em, những loại cây thường được nhân giống bằng hạt: cây lúa, cà chua, đậu tương, cải bắp, xà lách, rau muống, thì là, dâu tây,...

Luyện tập 2

59

Em hãy cho biết sự khác nhau giữa chiết cành và giâm cành

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 59 để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

- Chiết cành: Tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ.

- Giâm cành: Sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác (thân, rễ, lá, chổi,..) từ cây mẹ đặt trong chất nền (đất, giá thể, dung dịch) để tạo cây mới.

Câu hỏi 1

60

Nhân giống bằng phương pháp ghép có ưu điểm gì hơn so với giâm và chiết cành?

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 60 để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

Nhân giống bằng phương pháp ghép có ưu điểm hơn so với giâm và chiết cành là:

- Có thể tạo được những giống mang đặc tính của 2 cơ thể khác nhau

Luyện tập 3

60

Nêu tên các bước ghép mắt và ghép đoạn cành trong Hình 11.5.

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 60 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

Tên các bước ghép mắt và ghép đoạn cành trong Hình 11.5:

A. Ghép mắt:

(1) Chọn vị trí ghép và tạo miếng ghép

(2) Cắt mắt ghép

(3) Ghép mắt

(4) Quấn dây nylon cố định vết ghép

(5) Kiểm tra sau khi ghép

B. Ghép đoạn cành

(1) Chọn và cắt cành ghép

(2) Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép

(3) Ghép đoạn cành

(4) Buộc kín mắt ghép bằng nilon và kiểm tra sau khi ghép

Vận dụng 2

60

Hãy kể tên những loài cây được nhân giống bằng phương pháp ghép ở địa phương em.

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 60 để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

Những loài cây được nhân giống bằng phương pháp ghép ở địa phương em: vải, nhãn, bưởi, cam,...

Luyện tập 4

61

Quan sát Hình 11.6 và nêu các bước nhân giống cây cà phê bằng nuôi cấy mô tế bào.

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 61 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

Các bước nhân giống cây cà phê bằng nuôi cấy mô tế bào.

- Chọn mẫu lá

- Tạo mẫu lá sạch

- Tạo nhân mô sẹo

- Tái sinh phôi thành cây

- Tạo cây hoàn chỉnh

Vận dụng 3

61

Hãy lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp cho một loại cây: bưởi, hoa hồng, cà chua, hoa phong lan. Giải thích vì sao lựa chọn phương pháp đó.

Gợi ýarrow-down-icon

Kết hợp sách giáo khoa trang 61 để trả lời câu hỏi

Đáp ánarrow-down-icon

Hãy lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp cho một loại cây: bưởi, hoa hồng, cà chua, hoa phong lan. Giải thích vì sao lựa chọn phương pháp đó:

– Bưởi: chiết cành vì cây có tỷ lệ sống cao, thời gian bói quả chỉ từ 2–3 năm; yếu tố di truyền đạt trên 90%

– Hoa hồng: ghép cành vì cây cực khỏe, hội tụ tất cả những ưu thế mạnh nhất

– Cà chua: giâm cành vì dễ và cho thu hoạch nhanh và chất lượng tốt hơn

– Hoa phong lan: nuôi cấy mô vì cây con sạch bệnh, khả năng nhân giống nhanh.