a) - X (Z = 8): X ở nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
⇨ X có 6 electron lớp ngoài cùng và X là phi kim.
⇨ X thiếu 2 electron để có lớp electron ngoài cùng giống Ne.
- Y (Z = 17): Y ở nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.
⇨ Y có 7 electron lớp ngoài cùng và X là phi kim.
⇨ Y thiếu 1 electron để có lớp electron ngoài cùng giống Ar.
- Z (Z = 11): Z ở nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
⇨ Z có 1 electron lớp ngoài cùng và Z là kim loại.
⇨ Y dư 1 electron để có lớp electron ngoài cùng giống Ne.
(i) X là phi kim và Z là kim loại
⇨ X và Z tạo hợp chất có liên kết ion.
Để đạt được lớp electron giống khí hiếm gần chúng, X nhận 2 electron, Z nhường 1 electron.
⇨ Một nguyên tử X liên kết ion với hai nguyên tử Z.
⇨ Công thức hóa học của X và Z là Z2X.
(ii) Y là phi kim và Z là kim loại
⇨ Y và Z tạo hợp chất có liên kết ion.
Để đạt được lớp electron giống khí hiếm gần chúng, Y nhận 1 electron, Z nhường 1 electron.
⇨ Một nguyên tử Y liên kết ion với một nguyên tử Z.
⇨ Công thức hóa học của Y và Z là ZY.
(iii) X là phi kim
⇨ Hai nguyên tử của nguyên tố X tạo hợp chất cộng hóa trị.
Để đạt được lớp electron giống khí hiếm gần chúng, mỗi nguyên tử X đưa 2 electron để dùng chung.
⇨ Một nguyên tử X liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử X.
⇨ Công thức hóa học của X với X là X2.
b) Z2X, ZY có liên kết hóa học là liên kết ion.
X2 có liên kết hóa học là liên kết cộng hóa trị.
c) Vì Z2X, ZY có liên kết hóa học là liên kết ion nên hợp chất của chúng là chất rắn ở điều kiện thường, khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
* Lưu ý: để viết công thức hóa học của các hợp chất trên, sau khi đã biết hóa trị của các nguyên tố, để tim được chỉ số của các nguyên tử trong hợp chất, ta có thể dùng quy tắc hóa trị.