Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài tập 39.1

86

Lựa chọn từ/cụm từ phù hợp trong phần gợi ý để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Sinh sản là một trong những …(1)… của cơ thể sống. Từ …(2)… cơ thể ban đầu, qua quá trình …(3)… sẽ tạo ra cho thế hệ sau những …(4)…, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có …(5)… hình thức sinh sản ở sinh vật là …(6)… và …(7)…

Gợi ý: đặc trưng cơ bản, đặc điểm, một, những, sinh sản, phân chia, cơ thể mới, hai, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, sinh sản sinh dưỡng.

Gợi ýarrow-down-icon

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Sinh sản có 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Đáp ánarrow-down-icon

(1) đặc trưng cơ bản

(2) một

(3) sinh sản

(4) cơ thể mới

(5) hai

(6) sinh sản vô tính/sinh sản hữu tính

(7) sinh sản hữu tính/sinh sản vô tính

Bài tập 39.2

86

Em hãy kể tên một số loài thực vật sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên. Cho biết chúng sinh sản bằng bộ phận nào của cơ thể.

Gợi ýarrow-down-icon

Sinh sản sinh dưỡng gồm các hình thức sinh sản bằng rễ, thân, lá.

Đáp ánarrow-down-icon

Bài tập 39.3

86

Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,… người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.

B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.

C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.

D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Gợi ýarrow-down-icon

Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật như giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy tế bào và mô giúp nhân nhanh các giống cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đáp ánarrow-down-icon

Đáp án A

Vì thời gian ra rễ của các cây cam, chanh, bưởi, hồng xiêm, … rất chậm nên ta thường chiết cạnh để giảm thời gian ra rễ và mau thu hoạch.

Bài tập 39.4

86

Các loài động vật trong bảng sau sinh sản vô tính bằng hình thức nào?

Gợi ýarrow-down-icon

Sinh sản vô tính ở động vật gồm phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sản (trinh sinh).

Đáp ánarrow-down-icon

Bài tập 39.5

87

Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

Gợi ýarrow-down-icon

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ. Sinh sản sinh dưỡng gồm các hình thức sinh sản bằng rễ, thân, lá. Sinh sản vô tính ở động vật gồm nảy chồi, phân mảnh và trinh sản.

Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Ứng dụng sinh sản vô tính trong giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy tế bào và mô giúp nhân nhanh các giống cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đáp ánarrow-down-icon

1 - Đ; 2 - S; 3 - S; 4 - Đ; 5 - Đ; 6 - Đ.

(2) Sai. Trong sinh sản vô tính, con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Do đó, con sinh ra sẽ chỉ mang đặc điểm của cơ thể mẹ.

(3) Sai. Trong hình thức sinh sản vô tính, một cơ thể mẹ ban đầu có thể tạo ra hai cơ thể mới như trong phân đôi hoặc cũng có thể tạo ra nhiều hơn hai cơ thể mới như sinh sản bằng lá ở cây lá bỏng, trinh sinh ở ong,…

Bài tập 39.6

87

Hình 39 mô tả quy trình của phương pháp chiết cành. Quan sát hình và giải thích tại sao khi bó bầu đất vào vết khoanh vỏ, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt.

DiagramDescription automatically generated with medium confidence
Gợi ýarrow-down-icon

Chiết cành là phương pháp làm cho cành ra rễ ngay trên cây, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới (Hình 39.8).

DiagramDescription automatically generated

Chiết cành thường được tiến hành để nhân giống các loài cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam,… Chiết cành và giâm cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con, nhanh cho thu hoạch

Đáp ánarrow-down-icon

Khi khoanh vỏ là đã cắt bỏ cả mạch rây của cành. Chất hữu cơ được tổng hợp từ lá trong quá trình quang hợp sẽ không được vận chuyển xuống phía dưới của vết cắt, nên bị ứ đọng ở phía trên của vết cắt (phía ngọn). Khi bó bầu đất vào, độ ẩm và chất dinh dưỡng trong bầu đã tạo điều kiện cho rễ hình thành tại đó.

Bài tập 39.7

87

Tại sao khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép?

Gợi ýarrow-down-icon

Ghép cây là phương pháp dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây như mắt, chồi hoặc cành rồi gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của cây khác nhau (cùng loài hoặc khác loài) (Hình 39.9).

DiagramDescription automatically generated

Phương pháp này có thể kết hợp được những ưu điểm của cành/mắt ghép và gốc ghép theo mong muốn của con người. Có thể sử dụng phương pháp ghép để ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ, xoài với xoài hoặc đối với các cây cùng giống như cam với bưởi, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,…

Đáp ánarrow-down-icon

Phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn (mạch gỗ và mạch rây) của cành ghép và gốc ghép dễ nối liền với nhau, đảm bảo thông suốt cho dòng nước, chất dinh dưỡng đi từ gốc ghép đến cành ghép một cách dễ dàng.

Bài tập 39.8

87

Hãy kể tên các loài cây trồng ở địa phương em được trồng và nhân giống bằng các phương pháp nhân giống vô tính. Giải thích lí do lựa chọn các phương pháp khác nhau cho từng nhóm cây.

Gợi ýarrow-down-icon

Một số phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật có thể áp dụng: giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy tế bào và mô thực vật,…

Đáp ánarrow-down-icon

Bài tập 39.9

88

Nghỉ hè, Lan được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà. Ông rủ Lan ra vườn làm cỏ với ông để chuẩn bị trồng rau. Ông chỉ cho Lan một số loại cỏ cần phải nhổ bỏ, nếu không chúng sẽ cạnh tranh với cây rau về ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,… làm cho rau còi cọc, chậm lớn, thậm chí bị sâu bệnh. Ông dặn phải nhổ hết gốc, bỏ toàn bộ thân rex ngầm dưới đất thì cỏ mới không mọc lại được. Em hãy giải thích cho Lan hiểu tại sao ông lại hướng dẫn như vậy.

Gợi ýarrow-down-icon

Sinh sản vô tính ở thực vật bằng cơ quan sinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng). Sinh sản sinh dưỡng gồm các hình thức sinh sản bằng rễ, thân, lá.

Cỏ là loài sinh sản sinh dưỡng bằng rễ, thân vì vậy để diệt cỏ ta phải diệt tận gốc rễ.

Ví vậy ta có câu tục ngữ: "Diệt cỏ phải diệt tận gốc."

Đáp ánarrow-down-icon

Nhiều loại cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi và ra rễ, phát triển thành cây mới, có khả năng lan rộng khi có điều khiển thời tiết thuận lợi (mưa, đất ẩm).

Vì vậy, muốn diệt cỏ dại hại cây trồng cần phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất.