Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

Bài tập 17.1

47

Chỉ ra phát biểu sai.

Ảnh của một vật qua gương phẳng

A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước vật.

B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.

C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.

D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Đáp ánarrow-down-icon

Chọn đáp án B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.

Bài tập 17.2

47

Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với vật?

Đáp ánarrow-down-icon

Đặt gương vuông góc với vật

Bài tập 17.3

47

Một vật nhỏ dạng mũi tên AB đặt trước một gương phẳng cho ảnh A’B’ như hình 17.1. Em hãy vẽ H17.1 vào vở và chỉ ra vị trí của gương phẳng bằng hình vẽ.

Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng tính chất ảnh đối xứng với vật qua gương

Đáp ánarrow-down-icon

Cách vẽ

- Nối A với A’, B với B’.

- Lấy N là trung điểm của AA’, M là trung điểm của BB’.

=> Gương phẳng (G) đặt trên đường thẳng MN.

Bài tập 17.4

47

Một người đặt mắt tại điểm M trước gương phẳng để quan sát ảnh của bức tường phái sau lưng (h17.2).

a) Vẽ hình chỉ ra khoảng PQ trên tường mà người đó quan sát được.

b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên hay giảm đi?

Gợi ýarrow-down-icon

- Nguyên tắc chung: để quan sát được ảnh của vật qua gương thì tia sáng tới xuất phát từ vật, chiếu vào gương phải cho tia phản xạ đi vào mắt người quan sát.

 - Ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương phẳng.

Đáp ánarrow-down-icon

a) Cách xác định vùng nhìn thấy của mắt.

- Dựng đường thẳng đối xứng với tường qua gương (G).

- Từ vị trí đặt mắt, nối với mép trên và mép dưới của gương, cắt đường thẳng trên lần lượt tại P’ và Q’.

- Trên tường xác định 2 điểm: P đối xứng với P’ qua gương, Q đối xứng với Q’ qua gương.

=> PQ chính là khoảng rộng trên tường mà mắt nhìn thấy được qua gương.

 

b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên do góc tạo bởi hai tia giới hạn của chùm phản xạ chiếu vào mắt mở rộng hơn.

Bài tập 17.5

47

Một người khi tư vấn lắp gương cho của hàng quần áo, đã nói rằng: “Muốn soi được toàn thân cần lắp gương phẳng có chiều cao tối thiểu bằng ½ chiều cao cơ thể”. Người đó nói đúng không? Em hãy giải thích câu trả lời của mình.

Đáp ánarrow-down-icon

- Người đó nói đúng vì:

+ Để soi được đỉnh đầu Đ, thì tia sáng tới từ Đ qua mép gương O1 cho tia phản xạ qua mắt M.

+ Để soi được chân C, thì tia sáng tới từ C qua mép gương O2 cho tia phản xạ qua mắt M.

=> Độ cao của gương là:

 \({O_1}{O_2} = EM + MF = \frac{{DM}}{2} + \frac{{MC}}{2} = \frac{{DC}}{2} = \frac{{Chiều dài cơ thể}}{2}\)

Đáp số trên không phụ thuộc vào khoảng cách từ người đến gương phẳng.

Bài tập 17.6

47

Một người cao 1,60 m, đứng cách một vũng nước nhỏ trên mặt sân 2m, nhìn thấy ảnh của một cột điện qua vũng nước. Khoảng cách từ vũng nước đến cột điện là 10m (theo đường thẳng đi qua chỗ người đó đứng và vũng nước). Sử dụng thước học tập có ĐCNN đến 1mm, chọn tỉ lệ xích 1cm ứng với 1m, em hãy vẽ hình biểu diễn hiện tượng trên, từ đó xác định chiều cao cột điện. Coi mắt cách đỉnh đầu 10cm.

Đáp ánarrow-down-icon

- Vũng nước nhỏ tương tự như một gương phẳng (G), mắt nhìn thấy ảnh Đ’ của đỉnh Đ của cột điện qua gương, như hình

 

* Cách vẽ hình

- GC = 2cm biểu diễn khoảng cách 2m từ vũng nước G đến chân người quan sát C.

- CM = 1,5 cm biểu diễn khoảng cách từ chân đến mắt M là 1,5m.

- Nối GM được tia sáng phản xạ chiếu vào mắt.

- GA = 10cm biểu diễn khoảng cách 10m từ vũng nước đến chân cột điện A.

- Từ A vẽ đường thẳng đứng vuông góc với gương GC. Kéo dài tia sáng phản xạ GM cắt đường thẳng đứng qua A tại Đ’, Đ’ là ảnh của đỉnh cột điện. Lấy Đ đối xứng với Đ’ qua A. Đ là đỉnh cột điện. Nối ĐG được tia tới.

* Đo khoảng cách AĐ trên hình vẽ được 7,5cm => Chiều cao cột điện là 7,5m.