Bài 9: Oxygen

Bài tập 9.1

Oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.

B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Gợi ýarrow-down-icon

- Là chất khí, không màu, không mùi, không vị

- Nặng hơn không khí

- Ít tan trong nước (1 L nước ở 20oC, 1 atm hòa tan được 31 mL khí oxygen)

Đáp ánarrow-down-icon

A: sai chỗ không duy trì sự cháy

B: đúng

C: sai chỗ nhẹ hơn không khí

D: sai chỗ tan nhiều trong nước

=> Đáp án B

Bài tập 9.2

Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.

B. Ngửi mùi của 2 khí đó.

C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Gợi ýarrow-down-icon

Khí oxygen duy trì sự cháy, khí carbon dioxide không duy trì sự cháy

Đáp ánarrow-down-icon

A: sai vì 2 khí đó đều không màu

B: sai vì 2 khí đó đều không mùi

C: chưa phân biệt được 2 khí đó

D: đúng vì khí oxygen duy trì sự cháy, khí carbon dioxide không duy trì sự cháy

=>  Đáp án D

Bài tập 9.3

Sự cháy và sự oxi hoá chậm có điểm chung là đều

A. toả nhiệt và phát sáng.

B. toả nhiệt và không phát sáng.

C. xảy ra sự oxi hoá và có toả nhiệt.

D. xảy ra sự oxi hoá và không phát sáng.

Gợi ýarrow-down-icon

- Sự cháy: tỏa nhiệt, phát sáng, xảy ra sự oxi hóa

- Sự oxi hóa chậm: tỏa nhiệt, xảy ra sự oxi hóa

Đáp ánarrow-down-icon

- Sự cháy: tỏa nhiệt, phát sáng, xảy ra sự oxi hóa

- Sự oxi hóa chậm: tỏa nhiệt, xảy ra sự oxi hóa

=> Đáp án C

Bài tập 9.4

Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chắn. Bạn An thắc mắc rằng:

a) Bình bằng thép kia có phải chứa khí oxygen không?

b) Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Oxygen duy trì sự sống

b) Hàm lượng khí oxygen trong không khí ít hơn trong bình khí oxygen

Đáp ánarrow-down-icon

a) Bình bằng thép là bình chứa oxygen. Người ta đang cho ông ngoại của An thở oxygen.

b) Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen thấp, cơ quan hô hấp của người bệnh lại hoạt động yếu nên oxygen trong không khí không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng cao (gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.

Bài tập 9.5

Chiều thứ 7, bạn Minh tiến hành một thí nghiệm tại nhà như sau: Bạn bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình thuỷ tỉnh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn rồi để vậy qua đêm. Sáng hôm sau thức dậy, bạn thấy con châu chấu ở bình 1 bị chết, con ở bình 2 vẫn còn sống và bạn thả nó ra.

a) Theo em, không khí từ bên ngoài có thể vào được bình nào?

b) Tại sao con châu chấu ở bình 1 chết còn ở bình 2 lại sống?

c) Từ kết quả thí nghiệm ta có thể kết luận điều gì?

Gợi ýarrow-down-icon

a) Vải màn có các lỗ nhỏ li ti, cao su không có các lỗ nhỏ li ti

b) Bình 2 bị hết khí oxygen

c) Oxygen duy trì sự sống

Đáp ánarrow-down-icon

a) Không khí từ ngoài chỉ có thể vào được bình 2 vì bình 1 đã được đậy kín bởi nút cao su.

b) Châu chấu ở bình 1 chết sau khi sử dụng hết oxygen trong bình, còn châu chấu ở bình 2 vẫn sống vì oxygen ở ngoài vẫn có thể tràn vào bình được.

c) Kết luận: Oxygen là chất duy trì sự sống.

Bài tập 9.6

Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

a) Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn?

b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?

c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?

Gợi ýarrow-down-icon

a) Oxygen duy trì sự cháy

b) - Cách li chất cháy với oxygen

    - Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

c) Có chất đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí

Đáp ánarrow-down-icon

a) Chất duy trì sự cháy là oxygen.

 b) Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:

- Cách li chất cháy với oxygen

- Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

c) Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide (không duy trì sự cháy). Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

Bài tập 9.7

Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?

A. Nước.

B. Từ khí carbon dioxide.

C. Từ không khí.

D. Từ thuốc tím (potassium permanganate).

Gợi ýarrow-down-icon

Từ nguồn nguyên liệu rẻ, có sẵn

Đáp ánarrow-down-icon

Oxygen được sản xuất từ không khí. Người ta hoá lỏng không khí xuống dưới -196 °C và áp suất cao, ở điều kiện này không khí sẽ hóa lỏng. Sau đó nâng lên nhiệt độ dưới -183oC để nitrogen bay hơi và thu riêng nitrogen. Khi khí nitrogen đã hết thì còn lại chủ yếu là oxygen.

=> Đáp án C 

Bài tập 9.8

Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây phù hợp nhất?

A. Phun nước.

B. Dùng cát đổ trùm lên.

C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.

D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.

Gợi ýarrow-down-icon

Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc đồng thời cả 2 biện pháp sau:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

- Cách li chất cháy với khí oxygen

Đáp ánarrow-down-icon

Dùng cát đổ lên, cát sẽ giúp ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng nên sự cháy sẽ tắt. Nếu dùng nước thì xăng càng cháy loang ra theo nước và đám cháy khó dập tắt hơn. Bình chữa cháy gia đình thì quả nhỏ để có thể dập tắt đám cháy của can xăng. Do đám cháy lớn từ can xăng nên không dùng chăn vì chăn có thể bị cháy.

=> Đáp án B.

Bài tập 9.9

Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình:

a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?

b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí)?

Gợi ýarrow-down-icon

a) 0,5 x 24 = 12 m3 không khí

b)Bước 1: 12 x 20% = 2,4 m3

    Bước 2: 2,4 x 1/3 =0,8 m3

Đáp ánarrow-down-icon

a) 1 ngày đêm = 24 giờ

Mỗi giờ hít vào trung bình 0,5 m3 thì mỗi ngày hít vào 0,5 x 24 = 12 m3 không khí.

b) Oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí

=> Thể tích oxygen trong không khí: 12 x 1/5 = 2,4 m3

=> Thể tích oxygen con người sử dụng: 2,4 x 1/3 = 0,8 m3

Bài tập 9.10

Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.

a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.

b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen.

c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục?

d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?

Gợi ýarrow-down-icon

a) Bước 1: Tính thể tích của phòng học = thể tích không khí

    Bước 2: Thể tích oxygen có trong phòng học = thể tích không khí x 1/5

b) Bước 1: Tính thể tích oxygen 1 học sinh dùng trong 45 phút

     Bước 2: Tính thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút

     Bước 3: So sánh kết quả của phần a với kết quả của phần b để rút ra kết luận

c) Lưu thông, cân bằng khí

d) Ra ngoài lớp

Đáp ánarrow-down-icon

a) - Thể tích của phòng học: 12 x 7 x 4 = 336 m3 = Thể tích không khí

    - Thế tích oxygen trong phòng học: 336 x 1/5 = 67,2 m3

b) - Thể tích oxygen 1 học sinh dùng trong 45 phút: 16 x 100 x 45 = 72000 ml.

    - Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72000 x 50 = 3 600 000 ml = 3,6 m3

Vì 3,6 m3 < 67,2 m3

=> Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.

c) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.

d) Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học để vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.