Bài 5: Đo khối lượng

Bài tập 5.1

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

A. tấn.

B. miligam.

C. kilôgam.

D. gam.

Đáp ánarrow-down-icon

Chọn C

Bài tập 5.2

Trên vỏ hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì?

A. Khối lượng bánh trong hộp.

B. Khối lượng cả bánh và vỏ hộp.

C. Sức nặng của hộp bánh.

D. Thể tích của hộp bánh.

Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng lý thuyết trong SGK.

Đáp ánarrow-down-icon

Trên vỏ hộp bánh có ghi 500 g, con số này thể hiện khối lượng bánh trong hộp.

Chọn A.

Bài tập 5.3

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.

B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.

D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.

Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng lý thuyết về các biển báo đã học trong SGK.

Đáp ánarrow-down-icon

Hình vẽ 10T thể hiện khối lượng toàn bộ của cả xe và hàng trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

Chọn B.

Bài tập 5.4

Cân một túi hoa quả, kết là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là:

A. 1 g.

B. 5 g.

C. 10 g.

D. 100 g.

Đáp ánarrow-down-icon

Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai vạch gần nhất trên đồ vật.

Chọn A.

Bài tập 5.5

Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500 mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

A. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g.

B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg.

C. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g.

D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg.

Gợi ýarrow-down-icon

Để cân chính xác khối lượng của một vật thì phải sử dụng hộp quả cân có khối lượng bằng với cân nặng của vật.

Đáp ánarrow-down-icon

Hộp A nặng 305,2 g

Hộp B nặng 257,5 g

Hộp C nặng 717 g

Hộp D nặng 17,7 g.

Chọn B.

Bài tập 5.6

Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

A. 24 kg.

B. 20 kg 10 lạng.

C. 22 kg.

D. 20 kg 20 lạng.

Gợi ýarrow-down-icon

Tư duy toán học

Đáp ánarrow-down-icon

Ban đầu khối lượng của 1 túi đường là 1 kg.

Đổi 2 lạng = 200 g = 0,2 kg.

Sau khi cho thêm đường vào thì khối lượng một túi đường là:

1 + 0,2 = 1,2 (kg)

Khối lượng 20 túi đường lúc sau là:

20 x 1,2 = 24 (kg)

Chọn A.

Bài tập 5.7

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Mọi vật đều có …

b) Người ta dùng … để đo khối lượng.

c) … là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.

Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng lý thuyết trong SGK.

Đáp ánarrow-down-icon

a) khối lượng.

b) cân.

c) Kilôgam (kg).

Bài tập 5.8

Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng gạo khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg.

Gợi ýarrow-down-icon

Sử dụng lý thuyết đọc cân chính xác và vận dụng thực tế.

Đáp ánarrow-down-icon

Cân 2 lần, mỗi lần lấy ra 4 kg gạo, còn lại 2 kg gạo ta chia đều cho 2 đĩa cân. Khi nào cân thăng bằng thì gạo trên mỗi đĩa là 1 kg.

Bài tập 5.9

Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một quả cân.

Gợi ýarrow-down-icon

Liên hệ thực tiễn

Đáp ánarrow-down-icon

Đặt vật cần cân lên đĩa và ghi số chỉ của kim cân. Sau đó thay vật bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim chỉ đúng giá trị cũ. Tính tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa, đó chính là khối lượng của vật.