Bài 45: Hệ Mặt Trời và ngân hà

Bài tập 45.1

Mặt Trời là một

A. vệ tinh.

B. ngôi sao.

C. hành tinh.

D. sao băng.

Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng lý thuyết

Đáp ánarrow-down-icon

Mặt Trời là một ngôi sao.

Chọn B.

Bài tập 45.2

Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời : Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Thổ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là

A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.

B. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh.

C. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh.

D. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.

Đáp ánarrow-down-icon

Thứ tự 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa là : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Chọn A.
 

Bài tập 45.3

Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.

D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.

Đáp ánarrow-down-icon

Thứ tự 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa là : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Chọn C.

Bài tập 45.4

Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài. Vết sáng này được gọi là

A. sao đôi

B. sao chổi

C. sao băng

D. sao siêu mới

Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng lý thuyết trong sách.

Đáp ánarrow-down-icon

Vệt sáng dài xuất hiện trên bầu trời là sao băng.

Chọn C.

Bài tập 45.5

Chọn từ thích hợp và chỗ “…” trong câu sau:

Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể (1) … Các hành tinh (2) … ánh sáng mặt trời.

Đáp ánarrow-down-icon

(1) tự phát sáng.

(2) phản xạ.

Bài tập 45.6

Chọn từ thích hợp và chỗ “…” trong câu sau:

a) Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là (1) … Hành tinh gần Mặt Trời nhất là (2) …, hành tinh xa Mặt Trời nhất là (3) …

b) Chu kì chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời là (4) … Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của nó (5) …

Đáp ánarrow-down-icon

a) (1) khác nhau; (2) Thủy tinh; (3) Hải Vương tinh.

b) (4) khác nhau; (5) càng lớn.

Bài tập 45.7

Chọn các từ: Mặt Trăng, sao Thủy, Ngân hà, Mặt Trời để điền vào cột B trong bảng sau:

A: Đặc điểmB: Tên thiên thể
Mặt Trăng là vệ tinh của 
Tên thiên hà của chúng ta là 
Thiên thể trong danh sách là ngôi sao 
Hai thiên thể trong danh sách là hành tinh 
Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sáng 
Những thiên thể trong danh sách là thành phần hệ Mặt Trời 
Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng lý thuyết

Đáp ánarrow-down-icon
A: Đặc điểmB: Tên thiên thể
Mặt Trăng là vệ tinh củaTrái Đất
Tên thiên hà của chúng ta làNgân Hà
Thiên thể trong danh sách là ngôi saoMặt Trời
Hai thiên thể trong danh sách là hành tinhTrái Đất, Sao Thủy
Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sángTrái Đất, Mặt Trăng, Sao Thủy
Những thiên thể trong danh sách là thành phần hệ Mặt TrờiMặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Thủy

Bài tập 45.8

Trong sơ đồ bên dưới là Mặt Trời, Trái Đất và Sao Hỏa. Chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

Hãy vẽ đường đi của tia sáng khi chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa.

Gợi ýarrow-down-icon

Vận dụng lý thuyết

Đáp ánarrow-down-icon