Bài 41: Năng lượng

Bài tập 41.1

Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng khối lượng vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Gợi ýarrow-down-icon

Nhiệt năng là năng lượng sinh ra nhiệt.

Đáp ánarrow-down-icon

Làm nóng một vật khác thì có nhiệt

Chọn B.

Bài tập 41.2

Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

A. Than đá.

B. Hơi nước.

C. Gas.

D. Khí đốt.

Gợi ýarrow-down-icon

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Đáp ánarrow-down-icon

Đáp án A, C, D khi đốt lên đều có nhiệt và phát sáng

Đáp án B khi đốt lên thì chỉ nhiệt

Chọn B.

Bài tập 41.3

Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng khí đốt.

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng thủy triều.

D. Năng lượng mặt trời.

Gợi ýarrow-down-icon

Năng lượng tái tạo là là năng lượng từ những nguồn liên tục.

Đáp ánarrow-down-icon

Những nguồn liên tục như gió, mặt trời, thủy triều

Chọn A.

Bài tập 41.4

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháp hoa là

A. nhiệt năng.

B. quang năng.

C. hóa năng.

D. cơ năng.

Đáp ánarrow-down-icon

Trong que diêm, năng lượng được dự trữ dưới dạng hóa năng

Chọn C.

Bài tập 41.5

Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

A. Nhiệt năng, động năng, thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.

C. Chỉ có động năng và thế năng.

D. Chỉ có động năng.

Đáp ánarrow-down-icon

Trong quá trình khúc gỗ trượt có ma sát, có nhiệt tỏa ra nên có nhiệt năng, có độ cao và tốc độ nên có thế năng và động năng.

Chọn A.

Bài tập 41.6

Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách

A. di chuyển nhiên liệu.

B. tích trữ nhiên liệu.

C. đốt cháy nhiên liệu.

D. nấu nhiên liệu. 

Đáp ánarrow-down-icon

Để thu được năng lượng hữu ích thì ta sẽ đốt cháy nhiên liệu

Chọn C.

Bài tập 41.7

Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng

A. nhiệt năng.

B. hóa năng.

C. thế năng hấp dẫn.

D. thế năng đàn hồi.

Đáp ánarrow-down-icon

Nhiên liệu tích trữ tồn tại dưới dạng hóa năng.

Bài tập 41.8

Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

Gợi ýarrow-down-icon

1 m/s = 3,6 km/h.

Đối với vật cùng khối lượng, vật nào có tốc độ lớn hơn thì động năng lớn hơn.

Đối với vật có cùng khối lượng, vật nào ở vị trí cao hơn thì vật đó có thế năng lớn hơn.

Cơ năng = Động năng + Thế năng.

Đáp ánarrow-down-icon

Đổi 50 m/s = 50 x 3,6 = 180 km/h.

Do máy bay 2 bay cao hơn và có tốc độ lớn hơn máy bay 1 nên máy bay 2 có động năng và thế năng lớn hơn máy bay 1. Nên cơ năng của máy bay 2 lớn hơn cơ năng của máy bay 1.

Bài tập 41.9

Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi tự do từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc của h và H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình

Đáp ánarrow-down-icon

H càng lớn thì h càng lớn. Khi tăng H thì năng lượng của búa máy tăng lên dẫn đến khi đóng cọc thì nó tác dụng lực lên cọc lớn hơn làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất.