Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
A. 2 N.
B. 20 N.
C. 200 N.
D. 2 000 N.
Gợi ý
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức:
P = 10 x m.
Đáp án
Áp dụng công thức: P = 10 x m = 10 x 2 = 20 N.
Chọn B.
Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 5 kg.
B. 0,5 kg.
C. 50 kg.
D. 500 kg.
Gợi ý
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức:
P = 10 x m.
Đáp án
Áp dụng công thức: P = 10 x m
Khối lượng của vật là: m = P/10 = 5 kg.
Chọn A.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
Gợi ý
Đáp án
Khối lượng của một vật phụ thuộc vào lực hấp dẫn của nó đối với các vật khác.
Chọn D.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trọng lượng của một vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
C. Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
Đáp án
Trọng lượng của vật là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng có đơn vị là Newton, kí hiệu là N.
Chọn C.
Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết
A. trọng lượng của vật đó.
B. thể tích của vật đó.
C. khối lượng của vật đó.
D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.
Gợi ý
Đáp án
Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết khối lượng của vật đó.
Chọn C.
Bạn Vinh nói rằng « Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó, nếu khối lượng của vật không đổi thì trọng lượng của vật không đổi ». Điều này có đúng không?
Gợi ý
Lý thuyết về trọng lượng trong SGK.
Đáp án
Phát biểu của bạn Vinh chỉ đúng khi ta cùng xét một vật ở cùng một vị trí. Nếu đưa vật lên cao thì trọng lượng của vật sẽ giảm đi một chút ít, trong khi đó khối lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.