Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Bài tập 35.1

Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách.

B. Kéo một gàu nước.

C. Nâng một tấm gỗ.

D. Đẩy một chiếc xe.

Đáp ánarrow-down-icon

Nâng một tấm gỗ và đẩy một chiếc xe, hai hoạt động này đều cần một lực đẩy

Kéo một gàu nước cần lực kéo.

Chọn A.

Bài tập 35.2

 Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do

A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên.

B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.

C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.

D. lực của đất tác dụng lên dây.

Gợi ýarrow-down-icon

Liên hệ thực tế

Đáp ánarrow-down-icon

Bạn đó nhảy lên được là do lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.

Chọn B.

Bài tập 35.3

Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó

A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.

B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.

C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.

D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.

Đáp ánarrow-down-icon

Lò xo ngắn lại thì lò xo chịu tác dụng lực nén.

Lò xo dài ra thì lò xo chịu tác dụng lực kéo.

Chọn D.

Bài tập 35.4

Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sàn thì tốc độ của quả bóng sẽ

A. không thay đổi.

B. tăng dần.

C. giảm dần.

D. tăng dần hoặc giảm dần.

Đáp ánarrow-down-icon

Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ tăng dần hoặc giảm dần.

+ Tăng dần trong trường hợp quả bóng được một lực sút vào quả bóng thì tốc độ quả bóng sẽ tăng dần.

+ Giảm dần khi ta lấy tay đỡ trái bóng.

Chọn D.

Bài tập 35.5

Khi một người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường?

Đáp ánarrow-down-icon

Búa đã tác dụng vào đinh một lực đẩy làm cho đinh cắm vào tường

Bài tập 35.6

Lựa chọn các từ sau: lực kéo, lực nén, lực đẩy và điền vào chỗ trống:

a) Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một … làm thước nhựa bị uốn cong.

b) Để nâng tấm bê tông lên, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một …

c) Đầu tàu đã tác dụng vào toa tàu một …

d) Gió đã tác dụng vào dù của người nhảy dù một …

Đáp ánarrow-down-icon

a) lực nén

b) lực kéo

c) lực kéo

d) lực đẩy.

Bài tập 35.7

Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.

a) Lực F1 có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.

b) Lực F2 có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2 N.

c) Lực F3 có phương hợp với phương ngang một góc 450, chiều từ trái sang phải, hướng lên trên, độ lớn 6 N.

Gợi ýarrow-down-icon

Vẽ hình

Đáp ánarrow-down-icon

Bài tập 35.8

Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N.

Gợi ýarrow-down-icon

Quan sát hình và phân tích

Đáp ánarrow-down-icon

a) Hướng nằm ngang từ trái sang phải, độ lớn 30 N.

b) Hướng thẳng đứng từ dưới lên trên, độ lớn 20 N.