Bài 21: Thực hành quan sinh vật

Bài tập 21.1

Trong các bước làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào, tại sao phải đặt sợi bông lên lam kính trước khi nhỏ giọt nước ao/ hồ lên?

Đáp ánarrow-down-icon

Khi quan sát cơ thể đơn bào, đối tượng quan sát được là trùng roi và trùng giày có khả năng di chuyển nhanh. Đặt các sợi bông lên lam kính sẽ hạn chế tốc độ di chuyển của chúng, giúp quan sát dễ hơn.

Bài tập 21.2

Vẽ và chú thích trùng giày, trùng roi. 

Đáp ánarrow-down-icon

Vẽ phác hoạ được trùng giày và trùng roi (trùng giày có lông bơi, trùng roi có roi bơi).

Bài tập 21.3

Hãy nêu ba đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi.

Đáp ánarrow-down-icon

Ba đặc điểm chung của trùng giày và trùng roi:

- Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào;

- Tế bào cấu tạo nên cơ thể là tế bào nhân thực;

- Đều có khả năng di chuyển.

Bài tập 21.4

Một số loài thực vật có các biến dạng ở rễ, thân, lá giúp chúng thực hiện được các chức năng phù hợp với điều kiện môi trường. Hãy lấy ví dụ về một số biến dạng thực vật mà em biết.

Đáp ánarrow-down-icon

Một số biến dạng thường gặp:

- Biến dạng của lá cây xương rồng (lá – gai); cây mướp (lá – tua cuốn); cây dong ta (lá – vảy); củ hành tím (bẹ lá cuốn thành củ hành); cây nắp ấm (lá – Cơ quan bắt mồi);

- Biến dạng của thân cây khoai tây, cây su hào (thân củ); cây gừng (thân rễ); - Biến dạng của rễ cây cà rốt, cây khoai lang, cây sắn (rễ – củ); cây trầu không (rễ – móc bám); cây đước, cây bần (rễ nhô lên khỏi mặt đất – rễ thở); cây đa, cây tơ hồng (rễ – giác mút).

Bài tập 21.5

Vẽ và chú thích hệ tiêu hoá ở người.

 

Gợi ýarrow-down-icon

Vẽ được hệ tiêu hoá với sự xuất hiện của các cơ quan: khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, ...

Đáp ánarrow-down-icon