Bài 13: Một số nguyên liệu

Bài tập 13.1

Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Gạch xây dựng.

B. Đất sét.

C. Xi măng.

D. Ngói.

Gợi ýarrow-down-icon

- Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm.

- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

Đáp ánarrow-down-icon

A: vật liệu

B: nguyên liệu

C: vật liệu

D: vật liệu

=>  Đáp án B

Bài tập 13.2

Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là

A. vật liệu.

B. nguyên liệu.

C. nhiên liệu.

D. phế liệu.

Gợi ýarrow-down-icon

- Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm

- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng

- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

Đáp ánarrow-down-icon

Gỗ là vật liệu thô được chuyển hóa thành giấy

=>  Gỗ là nguyên liệu

=>  Đáp án B

Bài tập 13.3

Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A. vật liệu.

B. nhiên liệu.

C. nguyên liệu.

D. vật liệu hoặc nguyên liệu.

Gợi ýarrow-down-icon

- Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm

- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng

- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

Đáp ánarrow-down-icon

Than đá là chất đốt dùng để sản xuất điện (phát sáng) => Nhiên liệu

=>  Đáp án B

Bài tập 13.4

Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

A.Gỗ.

B. Bông.

C. Dầu thô.

D. Nông sản.

Gợi ýarrow-down-icon

Nguyên liệu rắn thì dễ dàng tái sinh

Đáp ánarrow-down-icon

A: tái sinh

B: tái sinh

C: hầu như không thể tái sinh

D: tái sinh

=>  Đáp án C

Bài tập 13.5

Kế tên ba loại sản phẩm được sản xuất từ mỗi nguyên liệu dưới đây.

Nguyên liệuSản phẩm
Đá vôi 
Dầu thô 
Mía 
Ngô 
Gỗ 
Lúa 
Gợi ýarrow-down-icon

Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm

Đáp ánarrow-down-icon
Nguyên liệuSản phẩm
Đá vôiXi măng, đá ốp lát, tượng đá mĩ nghệ
Dầu thôXăng, dầu hỏa, dầu mazut
MíaĐường, cồn (ethanol), bã mía được sử dụng trồng nấm ăn
NgôThức ăn gia súc, bánh kẹo, ethanol
GỗBàn ghế, giấy, vật liệu xây dựng
LúaGạo, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi

Bài tập 13.6

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: "Gỗ vừa là ... để làm nhà, vừa là ... sản xuất giấy, vừa là ... để đun nấu”.

Gợi ýarrow-down-icon

3 từ: nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu

Đáp ánarrow-down-icon

Gỗ vừa là vật liệu để làm nhà, vừa là nguyên liệu sản xuất giấy, vừa là nhiên liệu để đun nấu.

Bài tập 13.7

Em hãy tìm hiểu và cho biết:

a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là gì?

b) Tại sao gạch không nung thường được thiết kế có các lỗ hổng?

c) Sử dụng gạch không nung mang lại lợi ích gì cho môi trường?

Gợi ýarrow-down-icon

Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch

Đáp ánarrow-down-icon

a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là xi măng và đá nghiền nhỏ.

b) Gạch không nung thường được thiết kế có lỗ bởi một số lí do sau:

- Tạo khe rỗng đề giúp cách nhiệt, cách ẩm tốt hơn

- Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn

- Giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình.

c) Sử dụng gạch không nung sẽ giảm ô nhiễm môi trường vì không phải đốt nhiên liệu, không phát sinh khí thải.