Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Bài tập 11.1

Thế nào là vật liệu?

A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng,...

C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm. 

D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Đáp ánarrow-down-icon

Khái niệm: là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

=>  Đáp án C

Bài tập 11.2

Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng?

A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.

B. Vị gang khó sản xuất hơn thép.

C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.

D. Vì gang giòn hơn thép.

Gợi ýarrow-down-icon

Trong xây dựng thường tránh những vật liệu giòn, dễ vỡ

Đáp ánarrow-down-icon

Trong xây dựng thường tránh những vật liệu giòn, dễ vỡ

=>  Đáp án D

Bài tập 11.3

Mô hình 3R có nghĩa là gì?

A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Đáp ánarrow-down-icon

Mô hình 3R: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

=>  Đáp án B

Bài tập 11.4

Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Thuỷ tinh.

B. Thép xây dựng.

C. Nhựa composite.

D. Xi măng.

Gợi ýarrow-down-icon

Tái chế được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết thành vật liệu mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người

Đáp ánarrow-down-icon

Thủy tinh, Thép xây dựng, Nhựa composite đều là vật liệu có thể tái chế

Xi măng không thể tái chế

=>  Đáp án D

Bài tập 11.5

a) Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện? 

b) Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng? 

Gợi ýarrow-down-icon

a) Đồng, nhôm là kim loại dẫn điện tốt

b) Đồng nặng và đắt hơn nhôm

Đáp ánarrow-down-icon

a) Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt.

b) Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng.

Bài tập 11.6

Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn?

Gợi ýarrow-down-icon

Người ta thường sơn lên bề mặt vật liệu để tránh hoen gỉ

Đáp ánarrow-down-icon

Vật liệu inox thường không bị gỉ nên không cần phun sơn bảo vệ, còn vật liệu bằng thép vẫn bị gỉ trong môi trường không khí nên phải phun sơn để bảo vệ

Bài tập 11.7

Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó.

a) Thời gian phân huỷ của vật liệu nhựa như thế nào?

b) Tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khoẻ con người như thế nào?

c) Em hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa.

Gợi ýarrow-down-icon

a) Dựa vào hình ảnh => thời gian phân hủy lâu

b) Lâu phân hủy => dễ bị ô nhiễm môi trường

    Hạt vi nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe con người

c) Hạn chế sử dụng hoặc tái chế

Đáp ánarrow-down-icon

a) Thời gian để nhựa bị phân hủy rất lâu, có thể hàng trăm năm.

b) - Vật liệu nhựa sau khi sử dụng chuyển thành rác thải nhựa, lâu phân huỷ nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

    - Các hạt vi nhựa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người và sinh vật khác như: ung thư, mất trí nhớ, rối loạn sinh lý...

c) Giải pháp:                    

- Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

- Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.

- Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thải nhựa để tái chế.

Bài tập 11.8

Vải may quần áo được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ấm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Làm thế nào để ta có thế phân biệt được 2 loại vải này?

Gợi ýarrow-down-icon

Cắt 1 miếng nhỏ đem đi đốt

Đáp ánarrow-down-icon

- Để phân biệt 2 loại vải trên, ta cắt một mảnh vải nhỏ từ 2 loại rồi đem đốt:

 + Mảnh nào cháy và queo lại, khét mùi nhựa thì đó là vải polymer.

 + Mảnh nào cháy thành tro và khét mùi giấy thì đó là vải cotton làm từ sợi bông.

Bài tập 11.9

Ghi đúng (Đ), sai (S) vào ô phù hợp đối với các nhận xét về đồ dùng bằng nhựa.

Nội dungĐ/S
Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trường 
Đồ dùng nhựa không ảnh hưởng đến sức khỏe con người 
Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụng 
Đồ dùng nhựa có thể tái chế 
Gợi ýarrow-down-icon

Nhựa là vật liệu gây ô nhiễm và khó phân hủy nên cần phải tái chế

Đáp ánarrow-down-icon
Nội dungĐ/S
Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trườngS
Đồ dùng nhựa không ảnh hưởng đến sức khỏe con ngườiS
Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụngS
Đồ dùng nhựa có thể tái chếĐ